Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
350005

lịch sử đảng bộ xã nga trường

Ngày 08/10/2020 14:20:00

Uỷ Ban nhân dân Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt nam

Xã Nga Trường Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Nga Trường, ngày 16 tháng 10năm 2012

Tóm tắt lịch sử xã nga trường

( Thời kỳ 1945 - 1954)

I. Đặc điểm tình hình:

Thời kỳ 1945 - 1954 Nga Trường và Nga Thiện ngày nay chung một xã có tên gọi là xã Duyên Trường, đến tháng 6 năm 1956 thì xã Duyên Trường được chia thành 2 xã (Nga Trường và Nga Thiện).

  1. Vị trí địa lý:

Nga Trường nằm ở phía tây bắc Huyện Nga Sơn thuộc vùng đất nửa chiêm nửa bái. Chiều dài khoảng 2,5 km,chiều rộng bình quân gần 2 km.

- Phía bắc giáp Nga thiện và Hà Vinh( Hà trung).

- Phía đông giáp Nga yên.

- Phía nam giáp Nga văn, Thị Trấn.

- Phía tây giáp Nga Vịnh, Ba Đình.

- Phía tây bắc giáp Sông Hoạt, bên kia sông là Hà Vinh - Hà Trung ở giữa xã có 2 trục đường chạy theo hướng Nam Bắc và Đông tây cắt nhau gần trung tâm xã. Xã có 1 chợ nhỏ gọi là chợ Viềng ( hay còn gọi là chợ Hoàng).

Người dân Nga Trường chủ yếu sống bằng nghề nông, cây trồng chính là cây lúa nước và một số loại cây màu khác. Một số hộ gia đình xưa kia còn sống bằng nghề trồng bông dệt vải, trồng dâu nuôi tằm nhưng chủ yếu là tiêu thụ nội địa. Một bộ phận nông dân phải làm thuê quốc mướn và đi lấy củi, đốt than để nuôi sống gia đình, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ.

  1. Diện tích và dân số:

Diện tích đất tự nhiên 477,9 ha, đất canh tác có trên 100 ha còn lại chủ yếu bỏ hoang do đồng chua nước mặn.Theo số liệu năm 2010 thì đất tự nhiên 477 ha, đất canh tác 300,86 ha.

Dân số thời kỳ 1945 - 1954 có trên 300 hộ với số khẩu 1800 người, đến nay có 1.677 hộ với 4667 khẩu. .

  1. Về mô hình tổ chức xóm, thôn:

Trước cách mạng tháng 8/1945 hệ thống chính quyền của chế độ phong kiến: Dưới cấp Huyện có Tổng rồi đến xã và thôn. Nga Trường ngày nay nằm trong Tổng Cao Vịnh

( bao gồm 3 xã Nga Vịnh, Nga Trường và Nga Thiện) và có các thôn:

- Thôn Trung Điền

- Thôn Đông Kinh

- Thôn Hợp Long

- Thôn Mật Kỳ

Dưới thôn có các xóm:

- Xóm Cày Cút (xóm 1 Ngày nay) thuộc làng Mật Kỳ

- Xóm Kỳ (xóm 2 ngày nay ) thuộc làng Hợp Long

- Xóm Đô ( xóm 3 Ngày nay) thuộc làng Hợp Long

- Xóm Chùa (xóm 4a - 4b Ngày nay) thuộc làng Hợp Long và Mật Kỳ

- Xóm Tri (xóm 5 Ngày nay) thuộc làng Hợp Long

- Xóm Đông (xóm 6 Ngày nay) thuộc làng Đông Kinh

- Thôn Trung Điền (xóm 7a - 7b và xóm 8 Ngày nay) thuộc làng Trung Điền

- Xóm Bờ Sông (xóm Tân Tiến Ngày nay)

II. Quá trình hình thành và phát triển tổ chức Đảng, chính quyền lực lượng du kích và các đoàn thể nhân dân( Từ tháng 8/1945 - tháng 7/1954)

A. Thời kỳ sau cách mạng tháng 8/1945.

1.Từ những ngày đầu tổng khởi nghĩa 21/8/1945.Sau khi dành được chính quyền thành lập UB lâm thời ở Huyện ở các thôn xóm cũng được thành lập UB cách mạng lâm thời. UB cách mạng lâm thời thôn có Chủ tịch, Thư ký, Quân vụ.

Thôn Mật Kỳ:

- Ông: Phạm Văn Khương làm Chủ tịch

- Ông: Mai Văn Xuân làm tài chính

- Ông: Mai Văn Chương làm quân vụ

- Ông: Mai Văn Cương làm giáo dục bình dân học vụ

Thôn Hợp Long:

- Ông: Trần Văn Huấn làm Chủ tịch

- Ông: Trần Ngọc Dần làm Thư ký

- Ông: Mai Văn Bớ làm Quân vụ

Thôn Đông Kinh:

- Ông: Mai Huy Hiếu làm Chủ tịch

- Ông : Mai Văn Kính

- Ông: Mai Văn Trị làm giáo dục bình dân học vụ

- Ông: Mai Văn Thưởng

Thôn Trung Điền:

- Ông: Mai Đình Châu làm Chủ tịch

- Ông: Trần Kim Cương làm ủy viên tài chính

- Ông: Trần Phú Huỳnh làm tư pháp

- Ông: Mai Huy Oánh làm TB quân vụ

- Ông: Mai Huy Tài làm giáo dục bình dân học vụ.

2. Lực lượng tự vệ và du kích thôn:

Sau khi thành lập được UB cách mạng lâm thời thôn thì ở mỗi thôn tiến hành thành lập các trung đội tự vệ vũ trang về sau gọi là du kích có từ 20 đến 30 người. Lúc đầu mỗi thôn cử ra 1 người chỉ huy để dự lớp tập huấn quân sự cấp tốc vào cuối tháng 8/1945. Cuối năm 1945 đầu năm 1946 thì lực lượng du kích ở mỗi thôn được biên chế thành 1 trung đội. Ban chỉ huy trung đội có Trung đội trưởng, Trung đội phó và chính trị viên mỗi, trung đội được thành lập 3 tiểu đội.

* Thôn Mật Kỳ:

- Ông: Mai Hữu Đức làm Trung đội trưởng ( 46 - 47)

- Ông: Mai Văn Thùy làm Trung đội phó (46 - 47)

- Ông: Mai Văn Cừu làm chính trị viên ( 46 - 47)

- Ông: Mai Văn Thùy làm trung đội trưởng ( 48 - 54)

- Ông: Mai Văn Thảo làm trung đội phó ( 48 - 54)

- Ông: Mai Văn Trạch làm chính trị viên ( 48 - 54)

* Thôn Hợp Long:

- Ông: Trần Văn Giao làm Trung đội trưởng ( 46 - 47)

- Ông: Phạm Văn Phụng làm trung đội phó ( 46 - 47)

- Ông: Mai Đình Phúc làm chính trị viên ( 46 - 47)

- Ông: Phạm Văn Phụng làm Trung đội trưởng ( 48 - 54)

- Ông: Lê Văn Lợi làm trung đội phó ( 48 - 50)

- Ông: Lê Văn Tiến làm chính trị viên ( 49 - 50)

* Thôn Đông Kinh:

- Ông: Mai Văn Huân - làm trung đội trưởng (46 - 47)

- Ông: Mai Huy Tiến - làm trung đội phó ( 46 - 47)

- Ông: Mai Văn Cừu - làm chính trị viên ( 46 - 47)

- Ông: Mai Huy Tiếu - làm trung đội trưởng ( 48 - 50)

- Ông: Mai Văn Cừu - làm trung đội phó kiêm chính trị viên ( 48 - 50)

* Thôn Trung Điền:

- Ông: Mai Văn Hỷ làm trung đội trưởng ( 46 - 54)

- Ông: Mai Văn Quyền làm trung đội phó ( 46 - 47)

- Ông: Mai Huy Bình làm trung đội phó ( 48 - 50)

- Ông: Trần Quý Mão làm chính trị viên

3. Các tổ chức đoàn thể cũng được thành lập ở mỗi thôn, mỗi đoàn thể cử người tham gia chấp hành Việt minh và có 1 Chủ nhiệm Việt minh thôn phụ trách.

4. Về công tác giáo dục:

Song song với chống giặc đói là chống “ giặc dốt” từ ngày 08/9/1945 Hồ Chủ Tịch ra sắc lệnh về việc thành lập Ban bình dân học vụ trực thuộc Chính Phủ và thành lập các ban bình dân học vụ trong cả nước để tiến hành xoá mù chữ ở từng thôn cũng được thành lập ban bình dân học vụ.

- Thôn Mật Kỳ: Ông Mai Văn Cương - làm Trưởng ban

- Thôn Hợp Long: Ông Mai Văn Vị - làm Trưởng ban

- Thôn Đông Kinh: Ông Mai Văn Trị - làm Trưởng ban

- Thôn Trung Điền: Ông Mai Huy Tài - làm Trưởng ban

B. Việc thành lập xã nhỏ từ tháng 4/1946 - 02/1947.

1.Sau khi bầu quốc hội khóa đầu tiên của cả nước( 06/01/1946) thì đến tháng 4/1946 chủ trương của cấp trên tiến hành thành lập các xã bầu ra HĐND xã cụ thể là:

- Ba thôn( Mật Kỳ - Hợp Long - Đông Kinh) được thành lập 1 xã lấy tên là xã ích Vịnh

- Thôn Trung Điền cùng với 2 thôn ở Nga Thiện ngày nay( Ngũ Kiên và Mỹ Thịnh) thành 1 xã lấy tên là xã Yên Nội

- Còn 3 thôn của Nga Thiện( Trị Nội- Hoàng Cương - Đạo Đức) lấy tên là xã Tri Thiện

Hội đồng nhân dân xã cử ra UB hành chính xã gồm 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 3 ủy viên

C. Thời kỳ xã Duyên trường từ tháng 02/1947 - 6/1956:

1. Thực hiện chủ trương của cấp trên vào đầu năm 1947: Khoảng tháng 02 /1947 ba xã nhỏ là xã ích Vịnh, Yên Nội, Tri Thiện được sát nhập thành 1 xã lấy tên là xã Duyên Trường. Hội đồng nhân dân 3 xã nhỏ thành lập 1 xã mới và cử ra ủy ban hành chính kháng chiến gồm 5 người.

2. Lực lượng dân quân du kích ở các thôn cũng được củng cố và hoạt động dưới sự chỉ huy thống nhất của Ban chỉ huy xã đội. Các đội bạch đầu quân, nữ dân quân, hội phụ lão kháng địch, hội mẹ chiến sỹ được tành lập. Ban bình dân học vụ cũng được củng cố hợp nhất .

3. Các đoàn thể cứu quốc ở 3 xã nhỏ cũng được hợp nhất và thành lập đoàn thể mới. Ông Vũ Thế Hách được cử làm chủ nhiệm Việt Minh.

4. Cũng thời gian này khoảng tháng 6/ 1947 hệ thống địa giới thôn được chuyển đổi và phân chia thành các xóm. 9 thôn được chia thành 16 xóm từ xóm 1( Mật Kỳ) đến xóm 16 ( Thôn Đạo Đức Nga Thiện).

Thực hiện chủ trương mở rộng thành phần chính quyền liên hiệp của chính phủ( Hội liên hiệp quốc dân Việt nam gọi tắt là Hội liên việt được thành lập nhằm thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia), ở Trung ương đã giành cho Nguyễn HảI Thần, Nguyễn Tường Tam ghế Phó chủ tịch nước và Bộ trưởng ngoại giao. Đối với Huyện Nga Sơn đã giành cho án trần( Bạch Câu) chức Chủ tịch UB kháng chiến hành chính Huyện, đồng chí Lại Văn Tấn làm Phó chủ tịch. ở Duyên Trường đã bố trí ông Mai Huy Giáo vốn là thuộc lại ( thư ký) huyện Nga Sơn sau nghỉ việc về làm Bí thư Đảng dân chủ từ tháng 1 năm 1946 đến tháng 6 năm 1948, Chủ tịch UBKCHC xã Duyên Trường từ tháng 7 năm 1948 đến tháng 6 năm 1949. Chi bộ Đảng phân công đồng chí Mai Huy Hiếu thư ký ủy ban kháng chiến hành chính xã phụ trách chính quyền2.

5. Việc thành lập tổ chức cơ sở Đảng:

Từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 ở các xã nhỏ ( ích Vịnh, Yên Nội, Tri Thiện) đã có số Đảng viên sinh hoạt ở các chi bộ ghép Bắc Sơn gồm 4 xã ( Tùng lâm, Tri thiện, Yên nội, ích vịnh)

Vào khoảng giữa năm 1947 sau khi kết thúc việc hợp nhất các xã nhỏ thành xã lớn thì cũng là lúc tình hình đòi hỏi bức xúc của Cách Mạng là cần phải có 1 tổ chức Đảng để lãnh đạo mọi mặt công tác trong xã. Vì vậy Huyện ủy có chủ trương giải thể chi bộ ghép Bắc Sơn, chuyển các Đảng viên ở xã Tùng Lâm cũ về chi bộ An Mỹ( mới) còn số Đảng viên của 3 xã ích Vịnh, Tri Thiện, Yên Nội hợp lại thành chi bộ Đảng của xã Duyên Trường lấy tên là chi bộ Lê Hồng Phong( thành lập tháng 10/1947) lúc này chi bộ Lê Hồng Phong có 12 Đảng viên. Đồng chí Mai Bình được Huyện ủy chỉ định làm bí thư chi bộ lâm thời.

Đầu năm 1948 chi bộ Lê Hồng Phong mở Đại hội lần thứ nhất, đồng chí Nguyễn Huy Hoàn được bầu làm Bí thư chi bộ. Cuối năm 1948 Đại hội chi bộ lần thứ 2 kiện toàn cấp ủy gồm 13 đồng chí, chi bộ có 87 Đảng viên, đồng chí Nguyễn Huy Bội (Nga Thiện) làm bí thư chi bộ.

Nhiệm vụ trọng tâm của chi bộ là tập trung lãnh đạo quân dân trong xã nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng giặc pháp xâm lược bảo vệ quê hương và chia lửa với tiền tuyến.

Trong những đợt giặc pháp nhảy dù xuống Phát Diệm ( Kim Sơn) và càn quét vào Nga Sơn. Đợt tấn công từ 25 - 16/3/1953 giặc Pháp chia lực lượng thành 3 mũi càn vào các xã Điền Hộ, Kiên Giáp, Liên Sơn, Đô Bái và Duyên Trường. Mũi thứ nhất chúng tập trung càn vào từ Nhà thờ Đạo Đức và đồi hang dơi ( Nga Thiện) từ đó chúng chia lực lượng càn vào các thôn từ Hoàng Cương, Trị Nội, một số trận chúng đã tiến đánh đến Ngũ Kiên, Chùa Đông( Thuộc thôn Đông Kinh xóm 6 Nga Trường) chúng đã dùng máy bay và bắn đạn pháo vào các thôn xóm và giết chết 53 người và làm bị thương nhiều người khác. Phá hủy nhiều nhà cửa, tài sản trâu bò, lợn gà của nhân dân.

Sự phá hoại của giặc pháp đã gây thiệt hại về người và tài sản, gây khó khăn cản trở công việc sản xuất, các mặt sinh hoạt và đời sống của nhân dân. Song dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp cùng với sự quyết tâm sắt đá của toàn dân quyết đánh bại kẻ thù dành lại độc lập tự do. Nhân dân trong xã vẫn một lòng tin tưởng vào Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ, tinh thần tự lực, tự cường để vượt qua khó khăn thử thách. Dũng cảm trong chiến đấu, ngoan cường trong sản xuất để bảo vệ quê hương xóm làng, ổn định đời sống, đồng thời góp sức người sức của chi viện cho kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân pháp chỉ tính riêng nhân dân xã Nga Trường đã đóng góp sức người sức của cho kháng chiến như sau:

- Lực lượng tự vệ 30 người

- Lực lượng du kích 101 người

- Số người tham gia bộ đội( kể cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) là 45 người

- Số liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống pháp là 10 liệt sỹ

- Đi dân công các đợt ngắn hạn, dài hạn 14 đợt tổng số người tham gia từ 1000 - 1200 lượt người

- Vận chuyển được hàng chục tấn lương thực ( chủ yếu là gạo) cho tiền tuyến và trực tiếp phục vụ chiến dịch Hòa Bình - Hà Nam Ninh, Thượng Lào và Điện Biên Phủ

* Về sức của:

- Đóng góp trên 200 chiếc thuyền nan để đưa bộ đội qua sông.

- Đóng góp hàng chục ngàn cây tre để vót chông, rào làng kháng chiến trên 1000 cây luồng để làm bè làm cầu phao.

+ Lúa khao quân 4128 Kg

+ Gạo kháng chiến 859 kg

+ Tuần lễ vàng

Trích lược bản tóm tắt

lịch sử thời kỳ chống pháp

và lịch sử Đảng bộ xã Nga Trường( 1945 - 2009)

lịch sử đảng bộ xã nga trường

Đăng lúc: 08/10/2020 14:20:00 (GMT+7)

Uỷ Ban nhân dân Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt nam

Xã Nga Trường Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Nga Trường, ngày 16 tháng 10năm 2012

Tóm tắt lịch sử xã nga trường

( Thời kỳ 1945 - 1954)

I. Đặc điểm tình hình:

Thời kỳ 1945 - 1954 Nga Trường và Nga Thiện ngày nay chung một xã có tên gọi là xã Duyên Trường, đến tháng 6 năm 1956 thì xã Duyên Trường được chia thành 2 xã (Nga Trường và Nga Thiện).

  1. Vị trí địa lý:

Nga Trường nằm ở phía tây bắc Huyện Nga Sơn thuộc vùng đất nửa chiêm nửa bái. Chiều dài khoảng 2,5 km,chiều rộng bình quân gần 2 km.

- Phía bắc giáp Nga thiện và Hà Vinh( Hà trung).

- Phía đông giáp Nga yên.

- Phía nam giáp Nga văn, Thị Trấn.

- Phía tây giáp Nga Vịnh, Ba Đình.

- Phía tây bắc giáp Sông Hoạt, bên kia sông là Hà Vinh - Hà Trung ở giữa xã có 2 trục đường chạy theo hướng Nam Bắc và Đông tây cắt nhau gần trung tâm xã. Xã có 1 chợ nhỏ gọi là chợ Viềng ( hay còn gọi là chợ Hoàng).

Người dân Nga Trường chủ yếu sống bằng nghề nông, cây trồng chính là cây lúa nước và một số loại cây màu khác. Một số hộ gia đình xưa kia còn sống bằng nghề trồng bông dệt vải, trồng dâu nuôi tằm nhưng chủ yếu là tiêu thụ nội địa. Một bộ phận nông dân phải làm thuê quốc mướn và đi lấy củi, đốt than để nuôi sống gia đình, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ.

  1. Diện tích và dân số:

Diện tích đất tự nhiên 477,9 ha, đất canh tác có trên 100 ha còn lại chủ yếu bỏ hoang do đồng chua nước mặn.Theo số liệu năm 2010 thì đất tự nhiên 477 ha, đất canh tác 300,86 ha.

Dân số thời kỳ 1945 - 1954 có trên 300 hộ với số khẩu 1800 người, đến nay có 1.677 hộ với 4667 khẩu. .

  1. Về mô hình tổ chức xóm, thôn:

Trước cách mạng tháng 8/1945 hệ thống chính quyền của chế độ phong kiến: Dưới cấp Huyện có Tổng rồi đến xã và thôn. Nga Trường ngày nay nằm trong Tổng Cao Vịnh

( bao gồm 3 xã Nga Vịnh, Nga Trường và Nga Thiện) và có các thôn:

- Thôn Trung Điền

- Thôn Đông Kinh

- Thôn Hợp Long

- Thôn Mật Kỳ

Dưới thôn có các xóm:

- Xóm Cày Cút (xóm 1 Ngày nay) thuộc làng Mật Kỳ

- Xóm Kỳ (xóm 2 ngày nay ) thuộc làng Hợp Long

- Xóm Đô ( xóm 3 Ngày nay) thuộc làng Hợp Long

- Xóm Chùa (xóm 4a - 4b Ngày nay) thuộc làng Hợp Long và Mật Kỳ

- Xóm Tri (xóm 5 Ngày nay) thuộc làng Hợp Long

- Xóm Đông (xóm 6 Ngày nay) thuộc làng Đông Kinh

- Thôn Trung Điền (xóm 7a - 7b và xóm 8 Ngày nay) thuộc làng Trung Điền

- Xóm Bờ Sông (xóm Tân Tiến Ngày nay)

II. Quá trình hình thành và phát triển tổ chức Đảng, chính quyền lực lượng du kích và các đoàn thể nhân dân( Từ tháng 8/1945 - tháng 7/1954)

A. Thời kỳ sau cách mạng tháng 8/1945.

1.Từ những ngày đầu tổng khởi nghĩa 21/8/1945.Sau khi dành được chính quyền thành lập UB lâm thời ở Huyện ở các thôn xóm cũng được thành lập UB cách mạng lâm thời. UB cách mạng lâm thời thôn có Chủ tịch, Thư ký, Quân vụ.

Thôn Mật Kỳ:

- Ông: Phạm Văn Khương làm Chủ tịch

- Ông: Mai Văn Xuân làm tài chính

- Ông: Mai Văn Chương làm quân vụ

- Ông: Mai Văn Cương làm giáo dục bình dân học vụ

Thôn Hợp Long:

- Ông: Trần Văn Huấn làm Chủ tịch

- Ông: Trần Ngọc Dần làm Thư ký

- Ông: Mai Văn Bớ làm Quân vụ

Thôn Đông Kinh:

- Ông: Mai Huy Hiếu làm Chủ tịch

- Ông : Mai Văn Kính

- Ông: Mai Văn Trị làm giáo dục bình dân học vụ

- Ông: Mai Văn Thưởng

Thôn Trung Điền:

- Ông: Mai Đình Châu làm Chủ tịch

- Ông: Trần Kim Cương làm ủy viên tài chính

- Ông: Trần Phú Huỳnh làm tư pháp

- Ông: Mai Huy Oánh làm TB quân vụ

- Ông: Mai Huy Tài làm giáo dục bình dân học vụ.

2. Lực lượng tự vệ và du kích thôn:

Sau khi thành lập được UB cách mạng lâm thời thôn thì ở mỗi thôn tiến hành thành lập các trung đội tự vệ vũ trang về sau gọi là du kích có từ 20 đến 30 người. Lúc đầu mỗi thôn cử ra 1 người chỉ huy để dự lớp tập huấn quân sự cấp tốc vào cuối tháng 8/1945. Cuối năm 1945 đầu năm 1946 thì lực lượng du kích ở mỗi thôn được biên chế thành 1 trung đội. Ban chỉ huy trung đội có Trung đội trưởng, Trung đội phó và chính trị viên mỗi, trung đội được thành lập 3 tiểu đội.

* Thôn Mật Kỳ:

- Ông: Mai Hữu Đức làm Trung đội trưởng ( 46 - 47)

- Ông: Mai Văn Thùy làm Trung đội phó (46 - 47)

- Ông: Mai Văn Cừu làm chính trị viên ( 46 - 47)

- Ông: Mai Văn Thùy làm trung đội trưởng ( 48 - 54)

- Ông: Mai Văn Thảo làm trung đội phó ( 48 - 54)

- Ông: Mai Văn Trạch làm chính trị viên ( 48 - 54)

* Thôn Hợp Long:

- Ông: Trần Văn Giao làm Trung đội trưởng ( 46 - 47)

- Ông: Phạm Văn Phụng làm trung đội phó ( 46 - 47)

- Ông: Mai Đình Phúc làm chính trị viên ( 46 - 47)

- Ông: Phạm Văn Phụng làm Trung đội trưởng ( 48 - 54)

- Ông: Lê Văn Lợi làm trung đội phó ( 48 - 50)

- Ông: Lê Văn Tiến làm chính trị viên ( 49 - 50)

* Thôn Đông Kinh:

- Ông: Mai Văn Huân - làm trung đội trưởng (46 - 47)

- Ông: Mai Huy Tiến - làm trung đội phó ( 46 - 47)

- Ông: Mai Văn Cừu - làm chính trị viên ( 46 - 47)

- Ông: Mai Huy Tiếu - làm trung đội trưởng ( 48 - 50)

- Ông: Mai Văn Cừu - làm trung đội phó kiêm chính trị viên ( 48 - 50)

* Thôn Trung Điền:

- Ông: Mai Văn Hỷ làm trung đội trưởng ( 46 - 54)

- Ông: Mai Văn Quyền làm trung đội phó ( 46 - 47)

- Ông: Mai Huy Bình làm trung đội phó ( 48 - 50)

- Ông: Trần Quý Mão làm chính trị viên

3. Các tổ chức đoàn thể cũng được thành lập ở mỗi thôn, mỗi đoàn thể cử người tham gia chấp hành Việt minh và có 1 Chủ nhiệm Việt minh thôn phụ trách.

4. Về công tác giáo dục:

Song song với chống giặc đói là chống “ giặc dốt” từ ngày 08/9/1945 Hồ Chủ Tịch ra sắc lệnh về việc thành lập Ban bình dân học vụ trực thuộc Chính Phủ và thành lập các ban bình dân học vụ trong cả nước để tiến hành xoá mù chữ ở từng thôn cũng được thành lập ban bình dân học vụ.

- Thôn Mật Kỳ: Ông Mai Văn Cương - làm Trưởng ban

- Thôn Hợp Long: Ông Mai Văn Vị - làm Trưởng ban

- Thôn Đông Kinh: Ông Mai Văn Trị - làm Trưởng ban

- Thôn Trung Điền: Ông Mai Huy Tài - làm Trưởng ban

B. Việc thành lập xã nhỏ từ tháng 4/1946 - 02/1947.

1.Sau khi bầu quốc hội khóa đầu tiên của cả nước( 06/01/1946) thì đến tháng 4/1946 chủ trương của cấp trên tiến hành thành lập các xã bầu ra HĐND xã cụ thể là:

- Ba thôn( Mật Kỳ - Hợp Long - Đông Kinh) được thành lập 1 xã lấy tên là xã ích Vịnh

- Thôn Trung Điền cùng với 2 thôn ở Nga Thiện ngày nay( Ngũ Kiên và Mỹ Thịnh) thành 1 xã lấy tên là xã Yên Nội

- Còn 3 thôn của Nga Thiện( Trị Nội- Hoàng Cương - Đạo Đức) lấy tên là xã Tri Thiện

Hội đồng nhân dân xã cử ra UB hành chính xã gồm 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 3 ủy viên

C. Thời kỳ xã Duyên trường từ tháng 02/1947 - 6/1956:

1. Thực hiện chủ trương của cấp trên vào đầu năm 1947: Khoảng tháng 02 /1947 ba xã nhỏ là xã ích Vịnh, Yên Nội, Tri Thiện được sát nhập thành 1 xã lấy tên là xã Duyên Trường. Hội đồng nhân dân 3 xã nhỏ thành lập 1 xã mới và cử ra ủy ban hành chính kháng chiến gồm 5 người.

2. Lực lượng dân quân du kích ở các thôn cũng được củng cố và hoạt động dưới sự chỉ huy thống nhất của Ban chỉ huy xã đội. Các đội bạch đầu quân, nữ dân quân, hội phụ lão kháng địch, hội mẹ chiến sỹ được tành lập. Ban bình dân học vụ cũng được củng cố hợp nhất .

3. Các đoàn thể cứu quốc ở 3 xã nhỏ cũng được hợp nhất và thành lập đoàn thể mới. Ông Vũ Thế Hách được cử làm chủ nhiệm Việt Minh.

4. Cũng thời gian này khoảng tháng 6/ 1947 hệ thống địa giới thôn được chuyển đổi và phân chia thành các xóm. 9 thôn được chia thành 16 xóm từ xóm 1( Mật Kỳ) đến xóm 16 ( Thôn Đạo Đức Nga Thiện).

Thực hiện chủ trương mở rộng thành phần chính quyền liên hiệp của chính phủ( Hội liên hiệp quốc dân Việt nam gọi tắt là Hội liên việt được thành lập nhằm thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia), ở Trung ương đã giành cho Nguyễn HảI Thần, Nguyễn Tường Tam ghế Phó chủ tịch nước và Bộ trưởng ngoại giao. Đối với Huyện Nga Sơn đã giành cho án trần( Bạch Câu) chức Chủ tịch UB kháng chiến hành chính Huyện, đồng chí Lại Văn Tấn làm Phó chủ tịch. ở Duyên Trường đã bố trí ông Mai Huy Giáo vốn là thuộc lại ( thư ký) huyện Nga Sơn sau nghỉ việc về làm Bí thư Đảng dân chủ từ tháng 1 năm 1946 đến tháng 6 năm 1948, Chủ tịch UBKCHC xã Duyên Trường từ tháng 7 năm 1948 đến tháng 6 năm 1949. Chi bộ Đảng phân công đồng chí Mai Huy Hiếu thư ký ủy ban kháng chiến hành chính xã phụ trách chính quyền2.

5. Việc thành lập tổ chức cơ sở Đảng:

Từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 ở các xã nhỏ ( ích Vịnh, Yên Nội, Tri Thiện) đã có số Đảng viên sinh hoạt ở các chi bộ ghép Bắc Sơn gồm 4 xã ( Tùng lâm, Tri thiện, Yên nội, ích vịnh)

Vào khoảng giữa năm 1947 sau khi kết thúc việc hợp nhất các xã nhỏ thành xã lớn thì cũng là lúc tình hình đòi hỏi bức xúc của Cách Mạng là cần phải có 1 tổ chức Đảng để lãnh đạo mọi mặt công tác trong xã. Vì vậy Huyện ủy có chủ trương giải thể chi bộ ghép Bắc Sơn, chuyển các Đảng viên ở xã Tùng Lâm cũ về chi bộ An Mỹ( mới) còn số Đảng viên của 3 xã ích Vịnh, Tri Thiện, Yên Nội hợp lại thành chi bộ Đảng của xã Duyên Trường lấy tên là chi bộ Lê Hồng Phong( thành lập tháng 10/1947) lúc này chi bộ Lê Hồng Phong có 12 Đảng viên. Đồng chí Mai Bình được Huyện ủy chỉ định làm bí thư chi bộ lâm thời.

Đầu năm 1948 chi bộ Lê Hồng Phong mở Đại hội lần thứ nhất, đồng chí Nguyễn Huy Hoàn được bầu làm Bí thư chi bộ. Cuối năm 1948 Đại hội chi bộ lần thứ 2 kiện toàn cấp ủy gồm 13 đồng chí, chi bộ có 87 Đảng viên, đồng chí Nguyễn Huy Bội (Nga Thiện) làm bí thư chi bộ.

Nhiệm vụ trọng tâm của chi bộ là tập trung lãnh đạo quân dân trong xã nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng giặc pháp xâm lược bảo vệ quê hương và chia lửa với tiền tuyến.

Trong những đợt giặc pháp nhảy dù xuống Phát Diệm ( Kim Sơn) và càn quét vào Nga Sơn. Đợt tấn công từ 25 - 16/3/1953 giặc Pháp chia lực lượng thành 3 mũi càn vào các xã Điền Hộ, Kiên Giáp, Liên Sơn, Đô Bái và Duyên Trường. Mũi thứ nhất chúng tập trung càn vào từ Nhà thờ Đạo Đức và đồi hang dơi ( Nga Thiện) từ đó chúng chia lực lượng càn vào các thôn từ Hoàng Cương, Trị Nội, một số trận chúng đã tiến đánh đến Ngũ Kiên, Chùa Đông( Thuộc thôn Đông Kinh xóm 6 Nga Trường) chúng đã dùng máy bay và bắn đạn pháo vào các thôn xóm và giết chết 53 người và làm bị thương nhiều người khác. Phá hủy nhiều nhà cửa, tài sản trâu bò, lợn gà của nhân dân.

Sự phá hoại của giặc pháp đã gây thiệt hại về người và tài sản, gây khó khăn cản trở công việc sản xuất, các mặt sinh hoạt và đời sống của nhân dân. Song dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp cùng với sự quyết tâm sắt đá của toàn dân quyết đánh bại kẻ thù dành lại độc lập tự do. Nhân dân trong xã vẫn một lòng tin tưởng vào Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ, tinh thần tự lực, tự cường để vượt qua khó khăn thử thách. Dũng cảm trong chiến đấu, ngoan cường trong sản xuất để bảo vệ quê hương xóm làng, ổn định đời sống, đồng thời góp sức người sức của chi viện cho kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân pháp chỉ tính riêng nhân dân xã Nga Trường đã đóng góp sức người sức của cho kháng chiến như sau:

- Lực lượng tự vệ 30 người

- Lực lượng du kích 101 người

- Số người tham gia bộ đội( kể cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) là 45 người

- Số liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống pháp là 10 liệt sỹ

- Đi dân công các đợt ngắn hạn, dài hạn 14 đợt tổng số người tham gia từ 1000 - 1200 lượt người

- Vận chuyển được hàng chục tấn lương thực ( chủ yếu là gạo) cho tiền tuyến và trực tiếp phục vụ chiến dịch Hòa Bình - Hà Nam Ninh, Thượng Lào và Điện Biên Phủ

* Về sức của:

- Đóng góp trên 200 chiếc thuyền nan để đưa bộ đội qua sông.

- Đóng góp hàng chục ngàn cây tre để vót chông, rào làng kháng chiến trên 1000 cây luồng để làm bè làm cầu phao.

+ Lúa khao quân 4128 Kg

+ Gạo kháng chiến 859 kg

+ Tuần lễ vàng

Trích lược bản tóm tắt

lịch sử thời kỳ chống pháp

và lịch sử Đảng bộ xã Nga Trường( 1945 - 2009)

Công khai KQ giải quyết TTHC xã