Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
350005

LÀNG HỢP LONG 1 VÀ HỢP LONG 2 XÃ NGA TRƯỜNG

Ngày 17/05/2023 14:47:48

Nguồn sưu tầm: Lịch sử Đảng bộ xã Nga Trường.

Làng Hợp Long Làng Hợp Long có chung nguồn gốc với làng Đông Kinh và Mật Kỳ. Sở dĩ làng có tên gọi là Hợp Long vì làng nằm ở giữa hai làng . Các dòng họ chính sinh sống tại làng là họ: Trần, Lê, Phan, Bùi, Phạm, Mai… Trước Cách mạng Tháng Tám, dân số của làng khoảng 200 - 250 hộ với 800 - 1.000 nhân khẩu. Vào những dịp lễ hội, Hợp Long là nơi chuẩn bị nghi lễ của cả ba làng. Vào ngày 13/2 (âm lịch) hàng năm, dân làng kéo về lễ chính ở Nghè Đông (làng Đông Kinh) thờ “ông anh cả Đoàn Thượng”. Sau đó, rước Thành hoàng về làng mình để tổ chức lễ hội làng vào ngày 15/2 , lễ hội được kéo dài trong 3 ngày đêm. Hiện nay, làng gồm 4 xóm, đó là các xóm 2,3,5 và xóm 4B.

Theo Lịch sử Đảng bộ xã Nga Trường (1947 - 2009), Nxb. Văn hóa - Thông tin, 2010,tr.19. 28 29 Làng tọa lạc một ngôi nghè thờ ông Đoàn Dương Tử (Đoàn Dưỡng Dục) tại một gò đất nổi trong số gò ở Miễu Cao (có diện tích khoảng 400 m2 ) ở phía Đông Bắc làng, xung quanh là đồng nước sâu. Phía Nam, phía Tây nghè là hồ đầm sen; phía Bắc, phía Đông … là những cánh đồng lúa xanh tốt; phía Tây và Nam nghè được xây tường đá ong, còn lại là rào tre. Nghè được bố trí 2 cửa: cửa chính phía Tây Bắc gồm 4 cột nanh (2 cột lớn, 2 cột nhỏ) đắp hoa văn công phu, trên đầu cột đắp 1 con chó sói và 1 cổng phụ phía Nam. Trước cửa đền có xây 5 hội quán của 5 phe, đây là nơi chuẩn bị cỗ bàn, hương đăng cho lễ hội. Giữa là gian chính tẩm, trong đặt 1 cỗ long ngai to, bài vị đặt giữa. Phía trước là bát hương, cây đài, ngũ sự đồng được chăm sóc, lau chùi cẩn thận, hương trầm nghi ngút tạo vẻ thành kính, trang nghiêm. Trước chính tẩm là tòa trung đường 5 gian, mỗi gian rộng 3 mét, dài 7 mét, gian chính giữa bày hương án. Trước trung đường là tiền đường, tại đây diễn ra lễ tế thánh thần trong dịp lễ hội (diễn ra từ 13 đến 17 tháng 2 âm lịch hàng năm) để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu… Những năm dịch bệnh kéo dài, thời tiết không thuận… làng tổ chức lễ hội đảo vũ. Ngoài khu nghè, làng Hợp Long còn xây dựng một ngôi đình ở phía Đông Bắc (xóm 3, xóm 4 và xóm 5 ngày nay) và gọi là đình Hợp Long. Ngôi đình là nơi tụ họp và lễ hội của ba làng (Đông Kinh, Mật Kỳ và Hợp Long). Đình cũng là nơi hội họp của Chi bộ, Đảng bộ xã Nga Trường trong những năm 1980 trở về trước. Thời Pháp thuộc, bộ máy cai trị trong làng cũng giống như các làng khác trong huyện Nga Sơn. Làng tổ chức ra 5 phe, đó là: Đông Nam, Đông Bắc, Đông Trung, Đông Yên, Đoài Canh, phe đứng đầu gọi là giáp chỉ, họ đứng đầu là trưởng tộc, người già nhất gọi là tiên chỉ… Bộ máy cai trị của làng là ngũ hương.

Dưới chế độ thực dân phong kiến, đời sống của nhân dân làng Hợp Long vô cùng đói khổ. Tuy nhiên, truyền thống hiếu học vẫn được phát huy cho dù điều kiện vật chất thiếu thốn. Làng có ông Lại Văn Diệm đỗ đạt cao, làm quan Bộ lại trong triều đình nhà Nguyễn, ông Lại Văn Tấn đầu Điplom làm đốc học Hà Trung, ông Lê Văn Chính đậu Điplom, làm thông phán trong toà Khâm sứ Pháp nên gọi là ông Phán Chính. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông tham gia quân đội rồi về dạy học, thường gọi là ông giáo Chính. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làng Hợp Long cũng như nhân dân các làng trong huyện Nga Sơn đã vùng lên cướp chính quyền. Nhiều quần chúng ưu tú ở Hợp Long được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tham gia thành lập Chi bộ Lê Hồng Phong. Làng có Đồng chí Lại Văn Tấn làm Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Nga Sơn. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, lớp lớp các thế hệ người dân làng Hợp Long lên chiến đấu để đất nước sạch bóng quân thù, giang sơn thống nhất. Bước vào thời kỳ đổi mới, nhân dân làng Hợp Long ra sức thi đua sản xuất, hoàn thành nghĩa vụ lương thực thực phẩm với Nhà nước, đời sống người dân ngày một nâng cao.

LÀNG HỢP LONG 1 VÀ HỢP LONG 2 XÃ NGA TRƯỜNG

Đăng lúc: 17/05/2023 14:47:48 (GMT+7)

Nguồn sưu tầm: Lịch sử Đảng bộ xã Nga Trường.

Làng Hợp Long Làng Hợp Long có chung nguồn gốc với làng Đông Kinh và Mật Kỳ. Sở dĩ làng có tên gọi là Hợp Long vì làng nằm ở giữa hai làng . Các dòng họ chính sinh sống tại làng là họ: Trần, Lê, Phan, Bùi, Phạm, Mai… Trước Cách mạng Tháng Tám, dân số của làng khoảng 200 - 250 hộ với 800 - 1.000 nhân khẩu. Vào những dịp lễ hội, Hợp Long là nơi chuẩn bị nghi lễ của cả ba làng. Vào ngày 13/2 (âm lịch) hàng năm, dân làng kéo về lễ chính ở Nghè Đông (làng Đông Kinh) thờ “ông anh cả Đoàn Thượng”. Sau đó, rước Thành hoàng về làng mình để tổ chức lễ hội làng vào ngày 15/2 , lễ hội được kéo dài trong 3 ngày đêm. Hiện nay, làng gồm 4 xóm, đó là các xóm 2,3,5 và xóm 4B.

Theo Lịch sử Đảng bộ xã Nga Trường (1947 - 2009), Nxb. Văn hóa - Thông tin, 2010,tr.19. 28 29 Làng tọa lạc một ngôi nghè thờ ông Đoàn Dương Tử (Đoàn Dưỡng Dục) tại một gò đất nổi trong số gò ở Miễu Cao (có diện tích khoảng 400 m2 ) ở phía Đông Bắc làng, xung quanh là đồng nước sâu. Phía Nam, phía Tây nghè là hồ đầm sen; phía Bắc, phía Đông … là những cánh đồng lúa xanh tốt; phía Tây và Nam nghè được xây tường đá ong, còn lại là rào tre. Nghè được bố trí 2 cửa: cửa chính phía Tây Bắc gồm 4 cột nanh (2 cột lớn, 2 cột nhỏ) đắp hoa văn công phu, trên đầu cột đắp 1 con chó sói và 1 cổng phụ phía Nam. Trước cửa đền có xây 5 hội quán của 5 phe, đây là nơi chuẩn bị cỗ bàn, hương đăng cho lễ hội. Giữa là gian chính tẩm, trong đặt 1 cỗ long ngai to, bài vị đặt giữa. Phía trước là bát hương, cây đài, ngũ sự đồng được chăm sóc, lau chùi cẩn thận, hương trầm nghi ngút tạo vẻ thành kính, trang nghiêm. Trước chính tẩm là tòa trung đường 5 gian, mỗi gian rộng 3 mét, dài 7 mét, gian chính giữa bày hương án. Trước trung đường là tiền đường, tại đây diễn ra lễ tế thánh thần trong dịp lễ hội (diễn ra từ 13 đến 17 tháng 2 âm lịch hàng năm) để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu… Những năm dịch bệnh kéo dài, thời tiết không thuận… làng tổ chức lễ hội đảo vũ. Ngoài khu nghè, làng Hợp Long còn xây dựng một ngôi đình ở phía Đông Bắc (xóm 3, xóm 4 và xóm 5 ngày nay) và gọi là đình Hợp Long. Ngôi đình là nơi tụ họp và lễ hội của ba làng (Đông Kinh, Mật Kỳ và Hợp Long). Đình cũng là nơi hội họp của Chi bộ, Đảng bộ xã Nga Trường trong những năm 1980 trở về trước. Thời Pháp thuộc, bộ máy cai trị trong làng cũng giống như các làng khác trong huyện Nga Sơn. Làng tổ chức ra 5 phe, đó là: Đông Nam, Đông Bắc, Đông Trung, Đông Yên, Đoài Canh, phe đứng đầu gọi là giáp chỉ, họ đứng đầu là trưởng tộc, người già nhất gọi là tiên chỉ… Bộ máy cai trị của làng là ngũ hương.

Dưới chế độ thực dân phong kiến, đời sống của nhân dân làng Hợp Long vô cùng đói khổ. Tuy nhiên, truyền thống hiếu học vẫn được phát huy cho dù điều kiện vật chất thiếu thốn. Làng có ông Lại Văn Diệm đỗ đạt cao, làm quan Bộ lại trong triều đình nhà Nguyễn, ông Lại Văn Tấn đầu Điplom làm đốc học Hà Trung, ông Lê Văn Chính đậu Điplom, làm thông phán trong toà Khâm sứ Pháp nên gọi là ông Phán Chính. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông tham gia quân đội rồi về dạy học, thường gọi là ông giáo Chính. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làng Hợp Long cũng như nhân dân các làng trong huyện Nga Sơn đã vùng lên cướp chính quyền. Nhiều quần chúng ưu tú ở Hợp Long được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tham gia thành lập Chi bộ Lê Hồng Phong. Làng có Đồng chí Lại Văn Tấn làm Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Nga Sơn. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, lớp lớp các thế hệ người dân làng Hợp Long lên chiến đấu để đất nước sạch bóng quân thù, giang sơn thống nhất. Bước vào thời kỳ đổi mới, nhân dân làng Hợp Long ra sức thi đua sản xuất, hoàn thành nghĩa vụ lương thực thực phẩm với Nhà nước, đời sống người dân ngày một nâng cao.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC xã