Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
350005

LÀNG ĐÔNG KINH XÃ NGA TRƯỜNG

Ngày 17/05/2023 14:47:48

Nguồn sưu tầm: Lịch sử Đảng bộ xã Nga Trường.

Làng Đông Kinh Làng Đông Kinh (còn gọi là Đông Kênh) có chung nguồn gốc với làng Mật Kỳ và Hợp Long. Phía Bắc giáp làng Ngũ Kiên (Nga Thiện), phía Đông giáp làng Trung Điền, phía Nam giáp làng Thổ Hoàng (Nga Văn), phía Tây giáp làng Hợp Long. Làng tọa lạc trên một cồn cát rộng khoảng 400m, dài khoảng 600m. Làng Đông Kinh có Nghè Đông Kinh được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ra quyết định xếp hạng di tích di tích lịch sử vào năm 2021. Nghè là nơi thờ Đông Hải tôn thần. Căn cứ vào sách Thanh Hóa chư thần lục - do Bộ Lễ của triều Nguyễn biên soạn ngày 15/10 năm vua Thành Thái thứ 15 (1903), Đông Hải tôn thần “họ Đoàn, tên là Thượng. Làm quan đại tư đồ triều Lý. Sau không chịu theo nhà Trần. Chiếm cứ một vùng Hải Dương để chống lại. Bị nhà Trần đánh hãm sau phải thua chết. Có nhiều linh ứng nên nhân dân lập đền thờ”. Sách “Việt Điện U Linh” của Lý Tế Xuyên cũng ghi nhận Đoàn Thượng là “Anh liệt Chinh khí quân” một trung thần nhà Lý. Sau khi mất, ông đã được các triều đại sau này sắc phong là “Đông Hải Đại Vương Thượng đẳng thần”.

Nghè Đông Kinh có hậu cung giống nghè Hợp Long, Mật Kỳ là bái đường 5 gian rộng lớn tường xây bằng đá xanh và đá ong. Toàn bộ khung gỗ trạm trổ rất tinh tế, đẹp mắt nhưng mái lợp bằng cỏ tranh, trong những năm 1939 - 1942 nghè mới được trùng tu lại và lợp ngói. Hiện nay, Nghè Đông Kinh là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa tín ngưỡng của nhân dân trong làng. Vào dịp lễ Kỳ phúc ngày 13 và 14/2 (âm lịch), nhân dân trong làng tổ chức tế lễ theo nghi thức đại tế để tỏ lòng thành kính của người dân trong làng đối với các vị thần được thờ tại nghè và cầu mong các vị thần giúp nước, bảo vệ và che chở cho dân. Ngoài phần lễ, còn diễn ra các trò chơi, trò diễn truyền thống, các hoạt động thể thao… Giống như làng Mật Kỳ và làng Hợp Long, làng Đông Kinh đều thờ cúng Thành hoàng của làng mình, nhưng hàng năm, ba làng đều tổ chức chung một kỳ lễ hội và luân phiên nhau mỗi làng tổ chức một năm. Đến ngày 14 và 15/2 (âm lịch), ba làng tổ chức rước các vị Thành hoàng về nghè thờ của làng đăng cai để tổ chức lễ hội. Đây là một nét đẹp sinh hoạt văn hóa, tình đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân của ba làng. Ngày mồng 10 tháng Giêng hàng năm, làng còn tổ chức lễ Yến lão cho các cụ từ 50 tuổi trở lên, đây là nét đẹp thể hiện truyền thống văn hóa với tinh thần “kính lão đắc thọ”.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, số dân của làng có 53 hộ, khoảng hơn 200 nhân khẩu. Dưới chế độ phong kiến, cuộc sống của nhân dân làng Đông Kinh vô cùng khổ cực nhưng phát huy truyền thống hiếu học của người dân xứ Thanh, nhân dân làng Đông Kinh có cụ Mai Văn Gia đậu tú tài, trong làng có khoảng 20 người thông thạo chữ Nho, chữ Quốc ngữ và Pháp văn, có hai người đậu tiểu học Pháp - Việt và 20 người đậu Sơ học yếu lược. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làng Đông Kinh cũng như nhân dân các làng trong huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa vùng lên cướp chính quyền (năm 1945) và đánh đuổi thực dân Pháp (1946 -1954). Ngày 28/10/1948, tổ Đảng làng Đông Kinh được thành lập (gồm 6 đồng chí là Hiếu, Tiếu, Trị, Cừu, Sự, Sắc) do đồng chí Mai Văn Cừu làm tổ trưởng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân làng Đông Kinh đã hết lòng vì tiền tuyến “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, 46 người con làng Đông Kinh đã anh dũng lên đường chiến đấu, hàng chục người đi dân công hỏa tuyến, đi thanh niên xung phong. Có thể nói, nhân dân làng Đông Kinh đã cùng với nhân dân cả nước tích cực đóng góp công sức, xương máu vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (năm 1975). Năm 1986, công cuộc đổi mới của Đảng được tiến hành, năm 1994, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới nền kinh tế quốc dân từ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, nhân dân làng Đông Kinh vươn lên từng bước. Được làm chủ ruộng đất lâu dài nên nhân dân rất phấn khởi, tích cực ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh nên năng suất cây trồng vật nuôi không ngừng tăng lên. Từ chỗ trong làng chỉ có một nhà ngói còn toàn nhà tranh vách đất, đến nay (năm 2020) đã ngói hoá 100%, nhiều nhà tầng kiên cố, 100% số hộ đã có điện thắp sáng, nhiều hộ gia đình đã có xe máy, ô tô, ti vi, trên 90% hộ dân dùng nước sạch… đảm bảo nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cho nhân dân Hiện nay, nhân dân làng Đông Kinh tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng, phấn đấu xây dựng làng văn hoá Đông Kinh phát triển toàn diện, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

LÀNG ĐÔNG KINH XÃ NGA TRƯỜNG

Đăng lúc: 17/05/2023 14:47:48 (GMT+7)

Nguồn sưu tầm: Lịch sử Đảng bộ xã Nga Trường.

Làng Đông Kinh Làng Đông Kinh (còn gọi là Đông Kênh) có chung nguồn gốc với làng Mật Kỳ và Hợp Long. Phía Bắc giáp làng Ngũ Kiên (Nga Thiện), phía Đông giáp làng Trung Điền, phía Nam giáp làng Thổ Hoàng (Nga Văn), phía Tây giáp làng Hợp Long. Làng tọa lạc trên một cồn cát rộng khoảng 400m, dài khoảng 600m. Làng Đông Kinh có Nghè Đông Kinh được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ra quyết định xếp hạng di tích di tích lịch sử vào năm 2021. Nghè là nơi thờ Đông Hải tôn thần. Căn cứ vào sách Thanh Hóa chư thần lục - do Bộ Lễ của triều Nguyễn biên soạn ngày 15/10 năm vua Thành Thái thứ 15 (1903), Đông Hải tôn thần “họ Đoàn, tên là Thượng. Làm quan đại tư đồ triều Lý. Sau không chịu theo nhà Trần. Chiếm cứ một vùng Hải Dương để chống lại. Bị nhà Trần đánh hãm sau phải thua chết. Có nhiều linh ứng nên nhân dân lập đền thờ”. Sách “Việt Điện U Linh” của Lý Tế Xuyên cũng ghi nhận Đoàn Thượng là “Anh liệt Chinh khí quân” một trung thần nhà Lý. Sau khi mất, ông đã được các triều đại sau này sắc phong là “Đông Hải Đại Vương Thượng đẳng thần”.

Nghè Đông Kinh có hậu cung giống nghè Hợp Long, Mật Kỳ là bái đường 5 gian rộng lớn tường xây bằng đá xanh và đá ong. Toàn bộ khung gỗ trạm trổ rất tinh tế, đẹp mắt nhưng mái lợp bằng cỏ tranh, trong những năm 1939 - 1942 nghè mới được trùng tu lại và lợp ngói. Hiện nay, Nghè Đông Kinh là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa tín ngưỡng của nhân dân trong làng. Vào dịp lễ Kỳ phúc ngày 13 và 14/2 (âm lịch), nhân dân trong làng tổ chức tế lễ theo nghi thức đại tế để tỏ lòng thành kính của người dân trong làng đối với các vị thần được thờ tại nghè và cầu mong các vị thần giúp nước, bảo vệ và che chở cho dân. Ngoài phần lễ, còn diễn ra các trò chơi, trò diễn truyền thống, các hoạt động thể thao… Giống như làng Mật Kỳ và làng Hợp Long, làng Đông Kinh đều thờ cúng Thành hoàng của làng mình, nhưng hàng năm, ba làng đều tổ chức chung một kỳ lễ hội và luân phiên nhau mỗi làng tổ chức một năm. Đến ngày 14 và 15/2 (âm lịch), ba làng tổ chức rước các vị Thành hoàng về nghè thờ của làng đăng cai để tổ chức lễ hội. Đây là một nét đẹp sinh hoạt văn hóa, tình đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân của ba làng. Ngày mồng 10 tháng Giêng hàng năm, làng còn tổ chức lễ Yến lão cho các cụ từ 50 tuổi trở lên, đây là nét đẹp thể hiện truyền thống văn hóa với tinh thần “kính lão đắc thọ”.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, số dân của làng có 53 hộ, khoảng hơn 200 nhân khẩu. Dưới chế độ phong kiến, cuộc sống của nhân dân làng Đông Kinh vô cùng khổ cực nhưng phát huy truyền thống hiếu học của người dân xứ Thanh, nhân dân làng Đông Kinh có cụ Mai Văn Gia đậu tú tài, trong làng có khoảng 20 người thông thạo chữ Nho, chữ Quốc ngữ và Pháp văn, có hai người đậu tiểu học Pháp - Việt và 20 người đậu Sơ học yếu lược. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làng Đông Kinh cũng như nhân dân các làng trong huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa vùng lên cướp chính quyền (năm 1945) và đánh đuổi thực dân Pháp (1946 -1954). Ngày 28/10/1948, tổ Đảng làng Đông Kinh được thành lập (gồm 6 đồng chí là Hiếu, Tiếu, Trị, Cừu, Sự, Sắc) do đồng chí Mai Văn Cừu làm tổ trưởng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân làng Đông Kinh đã hết lòng vì tiền tuyến “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, 46 người con làng Đông Kinh đã anh dũng lên đường chiến đấu, hàng chục người đi dân công hỏa tuyến, đi thanh niên xung phong. Có thể nói, nhân dân làng Đông Kinh đã cùng với nhân dân cả nước tích cực đóng góp công sức, xương máu vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (năm 1975). Năm 1986, công cuộc đổi mới của Đảng được tiến hành, năm 1994, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới nền kinh tế quốc dân từ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, nhân dân làng Đông Kinh vươn lên từng bước. Được làm chủ ruộng đất lâu dài nên nhân dân rất phấn khởi, tích cực ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh nên năng suất cây trồng vật nuôi không ngừng tăng lên. Từ chỗ trong làng chỉ có một nhà ngói còn toàn nhà tranh vách đất, đến nay (năm 2020) đã ngói hoá 100%, nhiều nhà tầng kiên cố, 100% số hộ đã có điện thắp sáng, nhiều hộ gia đình đã có xe máy, ô tô, ti vi, trên 90% hộ dân dùng nước sạch… đảm bảo nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cho nhân dân Hiện nay, nhân dân làng Đông Kinh tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng, phấn đấu xây dựng làng văn hoá Đông Kinh phát triển toàn diện, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC xã