Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
350005

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÃ NGA TRƯỜNG

Ngày 17/05/2023 14:47:48

Nguồn tài liệu: Lịch sử Đảng bộ xã Nga Trường

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÃ NGA TRƯỜNG

1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Xã Nga Trường nằm ở phía Tây Bắc huyện Nga Sơn, cách trung tâm huyện Nga Sơn khoảng 3 km.

Xã có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp xã Nga Thiện và xã Hà Vinh (huyện Hà Trung); phía Đông giáp xã Nga Yên và xã Nga Giáp; phía Nam giáp xã Nga Văn và thị trấn Nga Sơn; phía Tây giáp xã Nga Vịnh và xã Ba Đình. Phía Tây Bắc xã có con sông Hoạt chạy qua, bên kia sông là địa phận xã Hà Vinh (huyện Hà Trung). Chiều dài của xã khoảng 3 km, chiều rộng khoảng 2 km.

Nga Trường cũng như các xã trong huyện Nga Sơn mang đặc điểm của vùng đất ven biển do phù sa đồng chiêm, vùng đồng màu và vùng ven biển. Trong ba vùng đó, Nga Trường thuộc vùng đất “nửa chiêm nửa bái” (đồng màu ở phía Đông và vùng đồng chiêm ở phía Tây). Trên địa bàn xã còn có dấu tích những dải cồn cát cấu tạo nên những vùng đất phù sa cao, đất cát pha chạy theo hướng Bắc - Nam từ thôn Trung Điền qua Mậu Tài (thị trấn) Nga Mỹ đến Nga Nhân (thuận lợi cho phát triển trồng màu, lúa). Nguồn tài nguyên chính của xã là đất đai với tổng diện tích tự nhiên tính đến năm 2021 là 476,34ha. trong đó diện tích đất nông nghiệp là 334,57ha, đất phi nông nghiệp là 137,09ha, đất chưa sử dụng là 4,67ha. Nguồn tài nguyên này đã được nhiều thế hệ cư dân xã Nga Trường khai thác, sử dụng để sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đất nông nghiệp xã là đất phù sa không được bồi đắp lại bị nhiễm chua mặn nên trong quá trình canh tác phải nhờ đến bàn tay cải tạo của con người.

Nga Trường thuộc tiểu vùng khí hậu mang tính chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Nắng lắm, mưa nhiều, rét sớm và chịu tác động trực tiếp của bão biển theo mùa. Mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình luôn ở mức dưới 20o C (trong đó, nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 16,5 - 17o C). Mùa hè nắng nóng, nhiệt độ trung bình luôn ở mức trên dưới 30o C (trong đó, nhiệt độ tháng 7 từ 29 - 29,5o C), từ tháng 4 xuất hiện gió Lào (gió Tây Nam) làm cho nhiệt độ lên cao, tuy nhiên nhiệt độ cao nhất cũng không quá 41o C. Nga Trường phổ biến hai hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau) mang theo hơi lạnh và mưa phùn, đôi khi có cả sương muối. Gió Đông Nam xuất hiện từ đầu mùa hè cho đến hết mùa thu mang theo nhiều hơi nước. Tốc độ gió trung bình 1,8 - 2,2km/s. Ngoài ra, vào mùa hè còn xuất hiện 2 - 3 đợt gió Tây khô nóng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tổng lượng mưa trung bình năm lên đến 1.600 - 1.900mm. Riêng vụ mùa (tháng 5 - 10) chiếm khoảng 87 - 90%, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 - 10, trong đó tháng 9 có lượng mưa lớn nhất (xấp xỉ 350mm), chiếm khoảng 40% tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí luôn ở mức 85 - 86%. Các tháng 2, tháng 3 và tháng 4 có độ ẩm không khí cao, xấp xỉ 90%. Nhìn chung, khí hậu trên địa bàn xã khá ôn hòa, thuận lợi cho đời sống và phát triển sản xuất nông nghiệp với nhiều mùa vụ, nhiều chủng loại cây, con phong phú đa dạng như: Lúa, ngô, lạc, đậu… Song, thiên tai cũng gây ra không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống của nhân dân như rét đậm kéo dài, bão lụt… khiến địa phương luôn luôn phải có kế hoạch đề phòng, khắc phục.

Phía Bắc có sông Hoạt chảy qua, đây là giao thông đường thủy quan trọng và là nơi cung cấp nước tưới cho các cánh đồng trong xã. Nguồn nước tưới tiêu thứ hai của xã lấy từ trạm bơm Xa Loan thông qua hệ thống kênh mương nội đồng. Hiện nay, xã tiếp tục tập trung các nguồn vốn phục vụ cho chương trình bê tông hóa kênh mương nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và điều tiết nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.

Trên địa bàn xã có Tỉnh lộ 527 B và đường Tam Linh - Từ Thức đi qua, mặt khác gần với các trung tâm chính trị, kinh tế lớn như: Thị trấn Nga Sơn, thị xã Bỉm Sơn ... Bên cạnh đó, xã còn có chợ Viềng (chợ Hoàng) phục vụ người dân giao lưu hàng hóa.

Ngoài ra, giữa các thôn xóm nối với nhau bằng hệ thống giao thông liên thôn, thuận tiện cho sinh hoạt của người dân. Những năm gần đây, nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, sự đóng góp của nhân dân, hệ thống giao thông của địa phương đã được bê tông hóa.

2. Điều kiện xã hội: Thời kỳ 1945 - 1954, dân số Nga Trường có khoảng 300 hộ với 1.800 nhân khẩu. Năm 2009, số dân xã Nga Trường là 1.108 hộ với 4.562 nhân khẩu, mật độ dân số khoảng 900 người/km². Đến năm 2021, xã Nga Trường có 1.238 hộ với 4.789 nhân khẩu. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, do điều kiện kinh tế - xã hội, tỷ lệ tăng dân số của Nga Trường không cao do đời sống khó khăn. Sau Cách mạng Tháng Tám, nhất là từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ trước, tình trạng bùng nổ dân số đã diễn ra gây nhiều khó khăn cho đời sống của nhân dân trong xã. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 33%, số người trong độ tuổi đi học khoảng 42%. Hiện nay (năm 2020), số lao động trong độ tuổi lao động là 2.018 lao động (tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là 1.905/2.018 lao động, đạt tỷ lệ 94,40%)1 . Nhìn chung, nguồn lao động của địa phương dồi dào, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo được tăng lên cùng với sự cần cù, sáng tạo, vượt khó trong lao động sản xuất, nhân dân tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đời sống ngày càng được nâng lên.

Tín ngưỡng của nhân dân Nga Trường thuộc hệ đa thần, các đạo như đạo Nho, đạo Giáo, đạo Mẫu… đan xen lẫn nhau. Việc thờ Mẫu, thờ Thánh, thờ Thần còn ghi lại dấu ấn rất rõ qua các đền thờ, miếu, phủ ở các thôn. Tuy nhiên, dân làng Nga Trường vẫn lấy Phật giáo và đạo thờ cúng tổ tiên làm tôn giáo chính của mình, điều đó được phản ánh rõ nét qua đời sống của nhân dân.

3. Quá trình hình thành làng, xã ở Nga Trường. Nga Sơn là một huyện vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa gồm 26 xã và 1 thị trấn. Thời thuộc Hán, huyện Nga Sơn thuộc vùng đông bắc của huyện Dư Phát. Trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Nga Sơn chính là nơi dựng cờ khởi nghĩa của bà Lê Thị Hoa, người sau đó trở thành nữ tướng của Hai Bà và được nhân dân lập đền thờ tại đây (Nga Thiện). Đến thời Lưỡng Quốc, Lưỡng Tấn, Nam Bắc - Triều thuộc huyện Kiến Sơ. Bước sang thời Tùy, Nga Sơn là vùng đất thuộc huyện Long An, đời Đường thuộc huyện Sùng Bình.

Trong các triều Đinh, Lê, Lý, địa giới hành chính được giữ nguyên như thời Đường. Đến thời Trần - Hồ bắt đầu lập huyện Chi Nga thuộc Châu Ái. Thời Hậu Lê đổi tên huyện Chi Nga thành huyện Nga Giang thuộc phủ Hà Trung. Từ năm 1838 (đời vua Minh Mệnh thứ 19) đổi là huyện Nga Sơn (thuộc phủ Hà Trung). Phủ Hà Trung gồm 4 huyện, trong đó huyện Nga Sơn có 6 tổng, 100 xã, thôn, trang, sở, giáp. Các làng trong xã Nga Trường hiện nay thuộc tổng Cao Vịnh, trong tổng chia làm hai địa bàn dân cư riêng biệt là vùng Đồng Chiêm và vùng Đồng Màu. Vùng Đồng Chiêm gồm các làng, thôn: Làng Đại Thọ, làng Phúc Tinh, làng Phú Quý, làng Ngọc Khê, thôn Ngọc Lâu, thôn Trại Thất, thôn Trại Cầu, làng Tuân Đạo, làng Nghi Vịnh, làng Thượng Thọ. Vùng Đồng Màu gồm các làng: Đông Kinh, Hợp Long, Ngũ Kiên, Trung Điền, Mỹ Thịnh, Trị Nội, Hoàng Cương, Đạo Đức, Mật Kỳ.

Tháng 4/1946, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài, thực hiện chủ trương củng cố chính quyền, bỏ cấp tổng thành lập cấp xã. Ba thôn Mật Kỳ, Hợp Long và Đông Kinh thành lập một xã, lấy tên là xã Ích Vịnh. Thôn Trung Điền cùng với hai thôn Ngũ Kiên và Mỹ Thịnh thành lập một xã, lấy tên là xã Yên Nội. Các thôn Trị Nội, Đạo Đức, Hoàng Cương thành lập xã Tri Thiện (hai xã Ích Vịnh và Yên Nội lấy lại tên cũ từ xưa).

Năm 1947, thực hiện chủ trương của cấp trên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, các xã nhỏ là Ích Vịnh, Yên Nội, Tri Thiện được sáp nhập thành một xã, lấy tên là xã Duyên Trường (có nghĩa là gắn bó, trường tồn).

Thực hiện chủ trương của Huyện ủy Nga Sơn, sau cải cách ruộng đất năm 1956, các xã trong huyện được chia làm 23 xã có chữ Nga đứng đầu (trừ xã Ba Đình). Tháng 6/1956, xã Duyên Trường tách ra thành hai xã Nga Trường và Nga Thiện. Xã Nga Trường gồm các thôn sau: Hợp Long, Đông Kinh, Mật Kỳ, Trung Điền. Theo Nghị quyết số 106/NQ-HĐND ngày 11/7/2018, của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, kỳ họp thứ 6 về việc đổi tên, chuyển thôn thành khu phố, sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố mới tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, xã Nga Trường gồm có 5 thôn là Mật Kỳ, Hợp Long 1, Hợp Long 2, Trung Điền và Đông Kinh.

Dựa vào văn bản Lý triều Ngọc Phổ do cụ Lại Văn Diệm (còn gọi là ông quan Khanh - ở xóm 5, làng Hợp Long) làm quan Bộ Lễ trong triều đình Huế, ông đã tìm ra Ngọc Phổ khu Ích Vịnh gồm ba làng Đông Kinh, Hợp Long, Mật Kỳ. Theo ông, khu Ích Vịnh là khu trũng rất thuận lợi cho việc canh nông lúa nước. Ba làng được gọi là làng Viềng . - Sáp nhập xóm 1 (87 hộ, 345 nhân khẩu, diện tích 25,81ha) và xóm 4A (92 hộ, 340 nhân khẩu, diện tích 23,3ha) và một phần xóm 4 B (89 hộ, 303 nhân khẩu, diện tích 22ha) để thành lập thôn Mật Kỳ. Sau khi thành lập, thôn Mật Kỳ có 268 hộ, 988 nhân khẩu, diện tích 71,11 ha. - Sáp nhập xóm Tân Tiến (40 hộ, 148 nhân khẩu, diện tích 14,64ha) và xóm 2 (117 hộ, 452 nhân khẩu, diện tích 33,3ha) và một phần xóm 3 (65 hộ, 219 nhân khẩu, diện tích 19,3ha) để thành lập thôn Hợp Long 1. Sau khi thành lập, thôn Hợp Long 1 có 222 hộ, 819 nhân khẩu, diện tích 67,24ha. - Sáp nhập xóm 5 (173 hộ, 592 nhân khẩu, diện tích 34,22ha) và một phần xóm 3 (32 hộ, 133 nhân khẩu, diện tích 6,24ha) để thành lập thôn Hợp Long 2. Sau khi thành lập, thôn Hợp Long 2 có 205 hộ, 725 nhân khẩu, diện tích 40,46ha. - Sáp nhập xóm 6 (163 hộ, 568 nhân khẩu, diện tích 27,64 ha) và một phần xóm 4B (39 hộ, 154 nhân khẩu, diện tích 9,75ha) để thành lập thôn Đông Kinh. Sau khi thành lập, thôn Đông Kinh có 202 hộ, 722 nhân khẩu, diện tích 37,39ha. - Sáp nhập xóm 7A (105 hộ, 402 nhân khẩu, diện tích 24,89ha) và xóm 7B (116 hộ, 422 nhân khẩu, diện tích 26,45 ha) và xóm 8 (117 hộ, 429 nhân khẩu, diện tích 21,57ha) để thành lập thôn Trung Điền. Sau khi thành lập, thôn Trung Điền có 338 hộ, 1.253 nhân khẩu, diện tích 72,91ha.

Cuối đời nhà Lý đầu thời Trần (khoảng thời gian sau khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh). Mẹ con, anh em ông Đoàn Thượng, Đoàn Đông, Đoàn Tây cùng với bà Tứ Phúc (em cùng cha khác mẹ Đoàn Thượng), ông Đoàn Dương Tử (còn gọi là Đoàn Dưỡng Dục - con bác con chú với ông Đoàn Thượng), ông Nguyễn Hồng (con cô con cậu với ông Đoàn Thượng), về quê ở Hải Dương lập căn cứ để phù Lý chống Trần. Bị quan quân nhà Trần truy sát nên đã chạy vào xã Ích Vịnh (ba làng Đông Kinh, Mật Kỳ, Hợp Long), tại đây họ liên kết với Nguyễn Nộn (một người phù Lý chống Trần) chiêu mộ dân chuẩn bị khởi nghĩa. Sau đó ít lâu nhà Trần thu phục Nguyễn Nộn và thuyết phục ông trở thành người nội ứng đắc lực cho nhà Trần tiêu diệt phái Đoàn Thượng. Để làm yên lòng dân và trấn an tinh thần một số quan lại triều Lý (trong đó có anh em Đoàn Thượng), vua tôi nhà Trần đã phong sắc thần, cấp ruộng đất cho anh em ông ở 3 làng Đông Kinh, Mật Kỳ, Hợp Long và ban cho anh em Đoàn Thượng 7 chữ “Làm tôi trung không thờ hai chúa”. Sau khi được ban đất, họ chiêu mộ dân binh xây dựng xóm làng, giúp dân an cư lạc nghiệp. Cảm tạ công ơn anh em Đoàn Thượng, dân làng đã lập đền thờ họ tại 3 làng để con cháu đời đời ghi nhớ công ơn. Ông Đoàn Thượng được phong làm Đông Hải đại vương và được thờ tại làng Đông Kinh, đền thờ ông Đoàn Dương Tử (Đoàn Dưỡng Dục) được đặt tại làng Hợp Long, đền thờ ông Nguyễn Hồng đặt tại làng Mật Kỳ. Đền thờ ông Đoàn Đông đặt tại đền Đông, đền thờ ông Đoàn Tây đặt tại đền Tây.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÃ NGA TRƯỜNG

Đăng lúc: 17/05/2023 14:47:48 (GMT+7)

Nguồn tài liệu: Lịch sử Đảng bộ xã Nga Trường

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÃ NGA TRƯỜNG

1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Xã Nga Trường nằm ở phía Tây Bắc huyện Nga Sơn, cách trung tâm huyện Nga Sơn khoảng 3 km.

Xã có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp xã Nga Thiện và xã Hà Vinh (huyện Hà Trung); phía Đông giáp xã Nga Yên và xã Nga Giáp; phía Nam giáp xã Nga Văn và thị trấn Nga Sơn; phía Tây giáp xã Nga Vịnh và xã Ba Đình. Phía Tây Bắc xã có con sông Hoạt chạy qua, bên kia sông là địa phận xã Hà Vinh (huyện Hà Trung). Chiều dài của xã khoảng 3 km, chiều rộng khoảng 2 km.

Nga Trường cũng như các xã trong huyện Nga Sơn mang đặc điểm của vùng đất ven biển do phù sa đồng chiêm, vùng đồng màu và vùng ven biển. Trong ba vùng đó, Nga Trường thuộc vùng đất “nửa chiêm nửa bái” (đồng màu ở phía Đông và vùng đồng chiêm ở phía Tây). Trên địa bàn xã còn có dấu tích những dải cồn cát cấu tạo nên những vùng đất phù sa cao, đất cát pha chạy theo hướng Bắc - Nam từ thôn Trung Điền qua Mậu Tài (thị trấn) Nga Mỹ đến Nga Nhân (thuận lợi cho phát triển trồng màu, lúa). Nguồn tài nguyên chính của xã là đất đai với tổng diện tích tự nhiên tính đến năm 2021 là 476,34ha. trong đó diện tích đất nông nghiệp là 334,57ha, đất phi nông nghiệp là 137,09ha, đất chưa sử dụng là 4,67ha. Nguồn tài nguyên này đã được nhiều thế hệ cư dân xã Nga Trường khai thác, sử dụng để sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đất nông nghiệp xã là đất phù sa không được bồi đắp lại bị nhiễm chua mặn nên trong quá trình canh tác phải nhờ đến bàn tay cải tạo của con người.

Nga Trường thuộc tiểu vùng khí hậu mang tính chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Nắng lắm, mưa nhiều, rét sớm và chịu tác động trực tiếp của bão biển theo mùa. Mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình luôn ở mức dưới 20o C (trong đó, nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 16,5 - 17o C). Mùa hè nắng nóng, nhiệt độ trung bình luôn ở mức trên dưới 30o C (trong đó, nhiệt độ tháng 7 từ 29 - 29,5o C), từ tháng 4 xuất hiện gió Lào (gió Tây Nam) làm cho nhiệt độ lên cao, tuy nhiên nhiệt độ cao nhất cũng không quá 41o C. Nga Trường phổ biến hai hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau) mang theo hơi lạnh và mưa phùn, đôi khi có cả sương muối. Gió Đông Nam xuất hiện từ đầu mùa hè cho đến hết mùa thu mang theo nhiều hơi nước. Tốc độ gió trung bình 1,8 - 2,2km/s. Ngoài ra, vào mùa hè còn xuất hiện 2 - 3 đợt gió Tây khô nóng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tổng lượng mưa trung bình năm lên đến 1.600 - 1.900mm. Riêng vụ mùa (tháng 5 - 10) chiếm khoảng 87 - 90%, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 - 10, trong đó tháng 9 có lượng mưa lớn nhất (xấp xỉ 350mm), chiếm khoảng 40% tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí luôn ở mức 85 - 86%. Các tháng 2, tháng 3 và tháng 4 có độ ẩm không khí cao, xấp xỉ 90%. Nhìn chung, khí hậu trên địa bàn xã khá ôn hòa, thuận lợi cho đời sống và phát triển sản xuất nông nghiệp với nhiều mùa vụ, nhiều chủng loại cây, con phong phú đa dạng như: Lúa, ngô, lạc, đậu… Song, thiên tai cũng gây ra không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống của nhân dân như rét đậm kéo dài, bão lụt… khiến địa phương luôn luôn phải có kế hoạch đề phòng, khắc phục.

Phía Bắc có sông Hoạt chảy qua, đây là giao thông đường thủy quan trọng và là nơi cung cấp nước tưới cho các cánh đồng trong xã. Nguồn nước tưới tiêu thứ hai của xã lấy từ trạm bơm Xa Loan thông qua hệ thống kênh mương nội đồng. Hiện nay, xã tiếp tục tập trung các nguồn vốn phục vụ cho chương trình bê tông hóa kênh mương nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và điều tiết nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.

Trên địa bàn xã có Tỉnh lộ 527 B và đường Tam Linh - Từ Thức đi qua, mặt khác gần với các trung tâm chính trị, kinh tế lớn như: Thị trấn Nga Sơn, thị xã Bỉm Sơn ... Bên cạnh đó, xã còn có chợ Viềng (chợ Hoàng) phục vụ người dân giao lưu hàng hóa.

Ngoài ra, giữa các thôn xóm nối với nhau bằng hệ thống giao thông liên thôn, thuận tiện cho sinh hoạt của người dân. Những năm gần đây, nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, sự đóng góp của nhân dân, hệ thống giao thông của địa phương đã được bê tông hóa.

2. Điều kiện xã hội: Thời kỳ 1945 - 1954, dân số Nga Trường có khoảng 300 hộ với 1.800 nhân khẩu. Năm 2009, số dân xã Nga Trường là 1.108 hộ với 4.562 nhân khẩu, mật độ dân số khoảng 900 người/km². Đến năm 2021, xã Nga Trường có 1.238 hộ với 4.789 nhân khẩu. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, do điều kiện kinh tế - xã hội, tỷ lệ tăng dân số của Nga Trường không cao do đời sống khó khăn. Sau Cách mạng Tháng Tám, nhất là từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ trước, tình trạng bùng nổ dân số đã diễn ra gây nhiều khó khăn cho đời sống của nhân dân trong xã. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 33%, số người trong độ tuổi đi học khoảng 42%. Hiện nay (năm 2020), số lao động trong độ tuổi lao động là 2.018 lao động (tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là 1.905/2.018 lao động, đạt tỷ lệ 94,40%)1 . Nhìn chung, nguồn lao động của địa phương dồi dào, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo được tăng lên cùng với sự cần cù, sáng tạo, vượt khó trong lao động sản xuất, nhân dân tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đời sống ngày càng được nâng lên.

Tín ngưỡng của nhân dân Nga Trường thuộc hệ đa thần, các đạo như đạo Nho, đạo Giáo, đạo Mẫu… đan xen lẫn nhau. Việc thờ Mẫu, thờ Thánh, thờ Thần còn ghi lại dấu ấn rất rõ qua các đền thờ, miếu, phủ ở các thôn. Tuy nhiên, dân làng Nga Trường vẫn lấy Phật giáo và đạo thờ cúng tổ tiên làm tôn giáo chính của mình, điều đó được phản ánh rõ nét qua đời sống của nhân dân.

3. Quá trình hình thành làng, xã ở Nga Trường. Nga Sơn là một huyện vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa gồm 26 xã và 1 thị trấn. Thời thuộc Hán, huyện Nga Sơn thuộc vùng đông bắc của huyện Dư Phát. Trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Nga Sơn chính là nơi dựng cờ khởi nghĩa của bà Lê Thị Hoa, người sau đó trở thành nữ tướng của Hai Bà và được nhân dân lập đền thờ tại đây (Nga Thiện). Đến thời Lưỡng Quốc, Lưỡng Tấn, Nam Bắc - Triều thuộc huyện Kiến Sơ. Bước sang thời Tùy, Nga Sơn là vùng đất thuộc huyện Long An, đời Đường thuộc huyện Sùng Bình.

Trong các triều Đinh, Lê, Lý, địa giới hành chính được giữ nguyên như thời Đường. Đến thời Trần - Hồ bắt đầu lập huyện Chi Nga thuộc Châu Ái. Thời Hậu Lê đổi tên huyện Chi Nga thành huyện Nga Giang thuộc phủ Hà Trung. Từ năm 1838 (đời vua Minh Mệnh thứ 19) đổi là huyện Nga Sơn (thuộc phủ Hà Trung). Phủ Hà Trung gồm 4 huyện, trong đó huyện Nga Sơn có 6 tổng, 100 xã, thôn, trang, sở, giáp. Các làng trong xã Nga Trường hiện nay thuộc tổng Cao Vịnh, trong tổng chia làm hai địa bàn dân cư riêng biệt là vùng Đồng Chiêm và vùng Đồng Màu. Vùng Đồng Chiêm gồm các làng, thôn: Làng Đại Thọ, làng Phúc Tinh, làng Phú Quý, làng Ngọc Khê, thôn Ngọc Lâu, thôn Trại Thất, thôn Trại Cầu, làng Tuân Đạo, làng Nghi Vịnh, làng Thượng Thọ. Vùng Đồng Màu gồm các làng: Đông Kinh, Hợp Long, Ngũ Kiên, Trung Điền, Mỹ Thịnh, Trị Nội, Hoàng Cương, Đạo Đức, Mật Kỳ.

Tháng 4/1946, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài, thực hiện chủ trương củng cố chính quyền, bỏ cấp tổng thành lập cấp xã. Ba thôn Mật Kỳ, Hợp Long và Đông Kinh thành lập một xã, lấy tên là xã Ích Vịnh. Thôn Trung Điền cùng với hai thôn Ngũ Kiên và Mỹ Thịnh thành lập một xã, lấy tên là xã Yên Nội. Các thôn Trị Nội, Đạo Đức, Hoàng Cương thành lập xã Tri Thiện (hai xã Ích Vịnh và Yên Nội lấy lại tên cũ từ xưa).

Năm 1947, thực hiện chủ trương của cấp trên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, các xã nhỏ là Ích Vịnh, Yên Nội, Tri Thiện được sáp nhập thành một xã, lấy tên là xã Duyên Trường (có nghĩa là gắn bó, trường tồn).

Thực hiện chủ trương của Huyện ủy Nga Sơn, sau cải cách ruộng đất năm 1956, các xã trong huyện được chia làm 23 xã có chữ Nga đứng đầu (trừ xã Ba Đình). Tháng 6/1956, xã Duyên Trường tách ra thành hai xã Nga Trường và Nga Thiện. Xã Nga Trường gồm các thôn sau: Hợp Long, Đông Kinh, Mật Kỳ, Trung Điền. Theo Nghị quyết số 106/NQ-HĐND ngày 11/7/2018, của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, kỳ họp thứ 6 về việc đổi tên, chuyển thôn thành khu phố, sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố mới tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, xã Nga Trường gồm có 5 thôn là Mật Kỳ, Hợp Long 1, Hợp Long 2, Trung Điền và Đông Kinh.

Dựa vào văn bản Lý triều Ngọc Phổ do cụ Lại Văn Diệm (còn gọi là ông quan Khanh - ở xóm 5, làng Hợp Long) làm quan Bộ Lễ trong triều đình Huế, ông đã tìm ra Ngọc Phổ khu Ích Vịnh gồm ba làng Đông Kinh, Hợp Long, Mật Kỳ. Theo ông, khu Ích Vịnh là khu trũng rất thuận lợi cho việc canh nông lúa nước. Ba làng được gọi là làng Viềng . - Sáp nhập xóm 1 (87 hộ, 345 nhân khẩu, diện tích 25,81ha) và xóm 4A (92 hộ, 340 nhân khẩu, diện tích 23,3ha) và một phần xóm 4 B (89 hộ, 303 nhân khẩu, diện tích 22ha) để thành lập thôn Mật Kỳ. Sau khi thành lập, thôn Mật Kỳ có 268 hộ, 988 nhân khẩu, diện tích 71,11 ha. - Sáp nhập xóm Tân Tiến (40 hộ, 148 nhân khẩu, diện tích 14,64ha) và xóm 2 (117 hộ, 452 nhân khẩu, diện tích 33,3ha) và một phần xóm 3 (65 hộ, 219 nhân khẩu, diện tích 19,3ha) để thành lập thôn Hợp Long 1. Sau khi thành lập, thôn Hợp Long 1 có 222 hộ, 819 nhân khẩu, diện tích 67,24ha. - Sáp nhập xóm 5 (173 hộ, 592 nhân khẩu, diện tích 34,22ha) và một phần xóm 3 (32 hộ, 133 nhân khẩu, diện tích 6,24ha) để thành lập thôn Hợp Long 2. Sau khi thành lập, thôn Hợp Long 2 có 205 hộ, 725 nhân khẩu, diện tích 40,46ha. - Sáp nhập xóm 6 (163 hộ, 568 nhân khẩu, diện tích 27,64 ha) và một phần xóm 4B (39 hộ, 154 nhân khẩu, diện tích 9,75ha) để thành lập thôn Đông Kinh. Sau khi thành lập, thôn Đông Kinh có 202 hộ, 722 nhân khẩu, diện tích 37,39ha. - Sáp nhập xóm 7A (105 hộ, 402 nhân khẩu, diện tích 24,89ha) và xóm 7B (116 hộ, 422 nhân khẩu, diện tích 26,45 ha) và xóm 8 (117 hộ, 429 nhân khẩu, diện tích 21,57ha) để thành lập thôn Trung Điền. Sau khi thành lập, thôn Trung Điền có 338 hộ, 1.253 nhân khẩu, diện tích 72,91ha.

Cuối đời nhà Lý đầu thời Trần (khoảng thời gian sau khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh). Mẹ con, anh em ông Đoàn Thượng, Đoàn Đông, Đoàn Tây cùng với bà Tứ Phúc (em cùng cha khác mẹ Đoàn Thượng), ông Đoàn Dương Tử (còn gọi là Đoàn Dưỡng Dục - con bác con chú với ông Đoàn Thượng), ông Nguyễn Hồng (con cô con cậu với ông Đoàn Thượng), về quê ở Hải Dương lập căn cứ để phù Lý chống Trần. Bị quan quân nhà Trần truy sát nên đã chạy vào xã Ích Vịnh (ba làng Đông Kinh, Mật Kỳ, Hợp Long), tại đây họ liên kết với Nguyễn Nộn (một người phù Lý chống Trần) chiêu mộ dân chuẩn bị khởi nghĩa. Sau đó ít lâu nhà Trần thu phục Nguyễn Nộn và thuyết phục ông trở thành người nội ứng đắc lực cho nhà Trần tiêu diệt phái Đoàn Thượng. Để làm yên lòng dân và trấn an tinh thần một số quan lại triều Lý (trong đó có anh em Đoàn Thượng), vua tôi nhà Trần đã phong sắc thần, cấp ruộng đất cho anh em ông ở 3 làng Đông Kinh, Mật Kỳ, Hợp Long và ban cho anh em Đoàn Thượng 7 chữ “Làm tôi trung không thờ hai chúa”. Sau khi được ban đất, họ chiêu mộ dân binh xây dựng xóm làng, giúp dân an cư lạc nghiệp. Cảm tạ công ơn anh em Đoàn Thượng, dân làng đã lập đền thờ họ tại 3 làng để con cháu đời đời ghi nhớ công ơn. Ông Đoàn Thượng được phong làm Đông Hải đại vương và được thờ tại làng Đông Kinh, đền thờ ông Đoàn Dương Tử (Đoàn Dưỡng Dục) được đặt tại làng Hợp Long, đền thờ ông Nguyễn Hồng đặt tại làng Mật Kỳ. Đền thờ ông Đoàn Đông đặt tại đền Đông, đền thờ ông Đoàn Tây đặt tại đền Tây.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC xã