Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
350005

LÀNG MẬT KỲ XÃ NGA TRƯỜNG

Ngày 17/05/2023 14:47:48

Nguồn sưu tầm: Lịch sử Đảng bộ xã Nga Trường.

Làng Mật Kỳ Làng Mật Kỳ có chung nguồn gốc với hai làng Đông Kinh và Hợp Long. Dòng họ đến làng Mật Kỳ sinh sống đầu tiên phải kể đến dòng họ Mai, sau đó là dòng họ Nguyễn và dòng họ Phạm. Theo gia phả, dòng họ Mai có nhiều người đỗ đạt cao, chức sắc lớn như ông Mai Đình Chiểu làm quan tri huyện Thúy Vân, ông Mai Huy Đường giữ chức tả Thị lang ngã hầu binh bộ, ông Nguyễn Văn Tài - quyền lãnh binh tỉnh Thanh Hóa…

Trước năm 1945, làng Mật Kỳ có khoảng 40 hộ với 200 nhân khẩu. Làng tọa lạc một ngôi nghè Tam Biểu tại vị trí xóm 1. Khuôn viên nghè có một cái ao lớn, diện tích 2.000 m2 , phía Nam là tường xây, cổng vào là hai cây cột nanh sừng sững được kẻ, đắp, trạm trổ công phu. Xung quanh nghè là hàng rào tre gai bao bọc. Chính giữa là chính tẩm xây cất theo kiểu phương Đông, trong đặt một cỗ long ngai to, bài vị đặt giữa phủ vải điều, phía trước là bát hương lớn cùng cây đài, ngũ sự đồng, lúc nào cũng sáng bóng và hương trầm nghi ngút tạo vẻ thành kính, trang nghiêm. Gọi là nghè Tam Biểu vì dân làng phải ba lần làm biểu tấu vua xin đất và kinh phí xây dựng lại nghè do nghè cũ bị cháy, lần thứ ba mới được vua chuẩn tấu. Trước chính tẩm là toà trung đường rộng 5 gian, mỗi gian rộng 3 mét, dài 7 mét, gian chính giữa bày hương án, một bên bày hàng khí cụ của Thần hoàng, một bên là hàng bát bửu, tất đều được sơn son thiếp vàng. Trước trung đường là toà tiền đường, tại đây diễn ra các hoạt động lễ bái thánh thần trong những dịp lễ hội. Các công trình văn hóa vật thể trong làng Mật Kỳ còn có ngôi chùa Mật (còn gọi là chùa Già) ở xóm 3, chùa Cầy ở xóm 1 và một ngôi đền thờ ông Đoàn Tây, hai miếu thờ Quan lớn và Quan Đinh Hậu. Hàng năm vào ngày 15/2 (âm lịch), dân làng mở hội tế lễ thánh thần tại nghè, lễ hội kéo dài 3 ngày đêm. Làng được chia làm 4 phe: Đông, Tây, Nam, Bắc. Trong ngày hội, các phe sinh hoạt ở quán hai bên nghè và tổ chức các trò chơi như thi vật, thi cờ tướng, kéo co, chạy thi, đặc biệt nhất là thi nấu cơm “cơm này cơm thánh cơm thần, cho con một mẫu nhân phần lớn khôn”. Buổi tối, làng tổ chức hát Bội, nhân dân xa gần đến xem rất đông vui, nhộn nhịp. Những khi hạn hán kéo dài, các làng trong tổng lại tổ chức chiêng trống rước kiệu tế lễ, gọi là hội “đảo vũ”, cầu cho mưa thuận gió hoà, đời sống no đủ.

Từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công cho đến nay, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, Đảng bộ xã Nga Trường, dân làng Mật Kỳ luôn chấp hành các chủ trương của Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, nhân dân làng Mật Kỳ đã được Nhà nước tặng nhiều bằng khen, giấy khen ghi nhận sự cống hiến của mỗi người, mỗi gia đình Trong kháng chiến chống Pháp, 9 Huy chương hạng Nhất; 10 Huy chương hạng Nhì. Trong kháng chiến chống Mỹ: 9 Huân chương hạng nhất; 20 Huân chương hạng Nhì; 15 Huân chương hạng Ba, 12 Huy chương hạng Nhất; 15 Huy chương hạng Nhì cùng hàng chục chục Huân, Huy chương giải phóng quân, bằng Tổ quốc ghi công các loại. Ngày 17/3/2003 (năm Quý Mùi), làng long trọng tổ chức Lễ khai trương xây dựng Làng Văn hóa Mật Kỳ

LÀNG MẬT KỲ XÃ NGA TRƯỜNG

Đăng lúc: 17/05/2023 14:47:48 (GMT+7)

Nguồn sưu tầm: Lịch sử Đảng bộ xã Nga Trường.

Làng Mật Kỳ Làng Mật Kỳ có chung nguồn gốc với hai làng Đông Kinh và Hợp Long. Dòng họ đến làng Mật Kỳ sinh sống đầu tiên phải kể đến dòng họ Mai, sau đó là dòng họ Nguyễn và dòng họ Phạm. Theo gia phả, dòng họ Mai có nhiều người đỗ đạt cao, chức sắc lớn như ông Mai Đình Chiểu làm quan tri huyện Thúy Vân, ông Mai Huy Đường giữ chức tả Thị lang ngã hầu binh bộ, ông Nguyễn Văn Tài - quyền lãnh binh tỉnh Thanh Hóa…

Trước năm 1945, làng Mật Kỳ có khoảng 40 hộ với 200 nhân khẩu. Làng tọa lạc một ngôi nghè Tam Biểu tại vị trí xóm 1. Khuôn viên nghè có một cái ao lớn, diện tích 2.000 m2 , phía Nam là tường xây, cổng vào là hai cây cột nanh sừng sững được kẻ, đắp, trạm trổ công phu. Xung quanh nghè là hàng rào tre gai bao bọc. Chính giữa là chính tẩm xây cất theo kiểu phương Đông, trong đặt một cỗ long ngai to, bài vị đặt giữa phủ vải điều, phía trước là bát hương lớn cùng cây đài, ngũ sự đồng, lúc nào cũng sáng bóng và hương trầm nghi ngút tạo vẻ thành kính, trang nghiêm. Gọi là nghè Tam Biểu vì dân làng phải ba lần làm biểu tấu vua xin đất và kinh phí xây dựng lại nghè do nghè cũ bị cháy, lần thứ ba mới được vua chuẩn tấu. Trước chính tẩm là toà trung đường rộng 5 gian, mỗi gian rộng 3 mét, dài 7 mét, gian chính giữa bày hương án, một bên bày hàng khí cụ của Thần hoàng, một bên là hàng bát bửu, tất đều được sơn son thiếp vàng. Trước trung đường là toà tiền đường, tại đây diễn ra các hoạt động lễ bái thánh thần trong những dịp lễ hội. Các công trình văn hóa vật thể trong làng Mật Kỳ còn có ngôi chùa Mật (còn gọi là chùa Già) ở xóm 3, chùa Cầy ở xóm 1 và một ngôi đền thờ ông Đoàn Tây, hai miếu thờ Quan lớn và Quan Đinh Hậu. Hàng năm vào ngày 15/2 (âm lịch), dân làng mở hội tế lễ thánh thần tại nghè, lễ hội kéo dài 3 ngày đêm. Làng được chia làm 4 phe: Đông, Tây, Nam, Bắc. Trong ngày hội, các phe sinh hoạt ở quán hai bên nghè và tổ chức các trò chơi như thi vật, thi cờ tướng, kéo co, chạy thi, đặc biệt nhất là thi nấu cơm “cơm này cơm thánh cơm thần, cho con một mẫu nhân phần lớn khôn”. Buổi tối, làng tổ chức hát Bội, nhân dân xa gần đến xem rất đông vui, nhộn nhịp. Những khi hạn hán kéo dài, các làng trong tổng lại tổ chức chiêng trống rước kiệu tế lễ, gọi là hội “đảo vũ”, cầu cho mưa thuận gió hoà, đời sống no đủ.

Từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công cho đến nay, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, Đảng bộ xã Nga Trường, dân làng Mật Kỳ luôn chấp hành các chủ trương của Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, nhân dân làng Mật Kỳ đã được Nhà nước tặng nhiều bằng khen, giấy khen ghi nhận sự cống hiến của mỗi người, mỗi gia đình Trong kháng chiến chống Pháp, 9 Huy chương hạng Nhất; 10 Huy chương hạng Nhì. Trong kháng chiến chống Mỹ: 9 Huân chương hạng nhất; 20 Huân chương hạng Nhì; 15 Huân chương hạng Ba, 12 Huy chương hạng Nhất; 15 Huy chương hạng Nhì cùng hàng chục chục Huân, Huy chương giải phóng quân, bằng Tổ quốc ghi công các loại. Ngày 17/3/2003 (năm Quý Mùi), làng long trọng tổ chức Lễ khai trương xây dựng Làng Văn hóa Mật Kỳ

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC xã