Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
350005

LÀNG TRUNG ĐIỀN XÃ NGA TRƯỜNG

Ngày 17/05/2023 14:47:48

Nguồn sưu tầm: Lịch sử Đảng bộ xã Nga Trường.

Làng Trung Điền Từ những năm đầu Công nguyên, quân Hán xâm lược nước ta, không chịu sống dưới ách đô hộ, nhân dân cả nước Âu Lạc theo Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa. Một trong những danh tướng của Hai Bà Trưng lúc bấy giờ là bà Lê Thị Hoa (quê Hà Nam ngày nay) đã cùng với các con dấy binh đánh giặc ở cửa Thần Phù khiến giặc nhiều phen khiếp đảm. Hai Bà Trưng đã ban thưởng cho bà vùng đất Yên Nội để nghỉ ngơivà nuôi quân đánh giặc. Vùng đất Yên Nội được bà chia làm ba khu: Khu Thượng (thuộc Ngũ Kiên - Nga Thiện ngày nay); khu Trung (thuộc làng Trung Điền) bà giao cho con trai thứ hai là Mai An quản lý và khu Hạ (nay là vùng đất Mỹ Thịnh - Nga Thiện).

Tục truyền làng Trung Điền ngày nay vốn là nơi hoang vắng, là con bơn do biển bồi lên. Ông Mai An đã tập hợp con cháu và một số dòng họ đến khai khẩn đất hoang, làm cho bãi bồi xưa trở nên màu mỡ, làng mạc dần trù phú. Ông Mai An đặt cho nơi đây là làng Trung Điền (vùng đất giữa cánh đồng). Khi ông mất, dân làng tôn ông làm Thần hoàng bản thổ và lập đền thờ ông.

Làng Trung Điền từ khi mới được thành lập chỉ có một dòng họ duy nhất là họ Mai Đình (dòng dõi con trai bà Lê Thị Hoa), sau đó các dòng họ khác cùng đến đây sinh cơ lập nghiệp như họ Mai Văn, Trần Văn, Trần Kỳ, Lê, Trịnh, Tô, Lại, Nguyễn, Phạm, Hạ… Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, làng có 180 hộ với 750 nhân khẩu. Năm 2009, làng có 310 hộ với 1.300 nhân khẩu, được chia làm 3 đội. Năm 2020, làng có 337 hộ với 1.106 nhân khẩu1 .

Làng Trung Điền trước kia có nhiều người học hành và đỗ đạt cao như ông Đồng Hưng làm quan trong triều Nguyễn, ông Cậu Đàn đỗ quan tam trường, ông Cửu Oánh (dòng họ Mai Văn), ông Mai Văn Yên đậu cử nhân, ông Mai Văn Đạt, Trần Văn Khoa làm quan Tư đồ … Các nhà Nho như ông Trần Văn Cúc, Mai Văn Biền, Mai Văn Kinh. Cuối làng Trung Điền về phía Bắc tọa lạc một ngôi nghè - thường gọi là nghè Lõi - thờ Ma Lỗ đại vương. Tục truyền có ba mẹ con Tứ vị Hồng Nương (quê ở Hà Thanh - Nam Định) đều đi tu, bà cùng một vị sư và các con giúp vua Gia Long đánh thắng quân Cờ Đen. Sau đó, ba mẹ con bà cùng vị sư trở về đất Yên Nội, thấy nơi đây cảnh sắc rất đẹp, bà biết là nơi đất tốt liền cắm đất dựng nghè thờ Ma Lỗ đại vương - người có công giúp sức giữ gìn làng Trung Điền. Sau này bà mất, dân làng rước bà thờ tại nghè. Do có công lớn, bà được vua Gia Long tôn làm Thượng Đẳng Thần tối linh (vị thần cao nhất). Sau đó, nghè được dời về khu vườn đình. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, biết đình là nơi che dấu nghĩa quân nên thực dân Pháp kéo về đốt đình. Nhân dân làng Trung Điền dời đình về khu giữa làng để lập đền thờ (khoảng năm 1887 - 1888). Ngày nay, vào khoảng 27, 28, 29/3 (âm lịch) làng tổ chức lễ hội… Các món ăn ngon nổi tiếng của làng Trung Điền phải kể đến các loại khoai như khoai lang, khoai lim, khoai bông, khoai vàng… Nhưng ngon nhất vẫn là loại khoai lim vỏ tím, khi luộc lên rất thơm ngọt. Đây là loại lương thực chủ yếu để dùng trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8, tháng 9. Hiện nay, các giống khoai này không còn được trồng rộng rãi do năng suất không cao. Ngoài khoai lim tím, người dân Trung Điền còn có một món đặc sản khác mà nhiều nơi trong tỉnh, trong huyện biết đến, đó là cà ghém. Đây là một món ăn rất được ưa chuộng. Khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm, cứ vào phiên chợ Hoàng, dân khắp nơi lại đổ về mua. Cả làng Trung Điền cà muối, xào, luộc, cà om ếch, om cá, om lươn… đều rất ngon, vậy nên mới có câu: “Muốn ăn cà thị cà xanh Đem con gả bán cho anh Trung Điền” Hiện nay, giống cà này không được trồng nhiều do người dân nhập giống cà trắng có năng suất và giá trị kinh tế cao về trồng.

Làng Trung Điền có một Chi bộ Đảng với 48 đảng viên sinh hoạt trong ba tổ Đảng. Đa số các đảng viên đều mẫu mực thực hiện tốt các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt hương ước của làng. Trong làng có hội người cao tuổi, 3 chi hội cựu chiến binh, 1 chi hội cựu thanh niên xung phong, 2 chi hội cựu giáo chức, 3 chi hội phụ nữ, 1 chi đoàn thanh niên và 1 đội thiếu niên tiền phong. Tất cả các chi hội đều hoạt động mạnh mẽ trong các phong trào chung và ngày càng có xu hướng mở rộng. Năm 1996, Trung Điền khai trương xây dựng làng văn hoá, năm 1998 làng được công nhận danh hiệu Làng Văn hoá cấp Tỉnh. Mặc dù vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nguồn tài nguyên, khoáng sản ít hoặc không có, nhưng với truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, trải qua những năm tháng lịch sử, chinh phục, chế ngự và khai thác tiềm năng của tự nhiên, nhân dân các làng trong xã Nga Trường đã và đang xây dựng nên một miền quê ấm no, giàu đẹp.

LÀNG TRUNG ĐIỀN XÃ NGA TRƯỜNG

Đăng lúc: 17/05/2023 14:47:48 (GMT+7)

Nguồn sưu tầm: Lịch sử Đảng bộ xã Nga Trường.

Làng Trung Điền Từ những năm đầu Công nguyên, quân Hán xâm lược nước ta, không chịu sống dưới ách đô hộ, nhân dân cả nước Âu Lạc theo Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa. Một trong những danh tướng của Hai Bà Trưng lúc bấy giờ là bà Lê Thị Hoa (quê Hà Nam ngày nay) đã cùng với các con dấy binh đánh giặc ở cửa Thần Phù khiến giặc nhiều phen khiếp đảm. Hai Bà Trưng đã ban thưởng cho bà vùng đất Yên Nội để nghỉ ngơivà nuôi quân đánh giặc. Vùng đất Yên Nội được bà chia làm ba khu: Khu Thượng (thuộc Ngũ Kiên - Nga Thiện ngày nay); khu Trung (thuộc làng Trung Điền) bà giao cho con trai thứ hai là Mai An quản lý và khu Hạ (nay là vùng đất Mỹ Thịnh - Nga Thiện).

Tục truyền làng Trung Điền ngày nay vốn là nơi hoang vắng, là con bơn do biển bồi lên. Ông Mai An đã tập hợp con cháu và một số dòng họ đến khai khẩn đất hoang, làm cho bãi bồi xưa trở nên màu mỡ, làng mạc dần trù phú. Ông Mai An đặt cho nơi đây là làng Trung Điền (vùng đất giữa cánh đồng). Khi ông mất, dân làng tôn ông làm Thần hoàng bản thổ và lập đền thờ ông.

Làng Trung Điền từ khi mới được thành lập chỉ có một dòng họ duy nhất là họ Mai Đình (dòng dõi con trai bà Lê Thị Hoa), sau đó các dòng họ khác cùng đến đây sinh cơ lập nghiệp như họ Mai Văn, Trần Văn, Trần Kỳ, Lê, Trịnh, Tô, Lại, Nguyễn, Phạm, Hạ… Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, làng có 180 hộ với 750 nhân khẩu. Năm 2009, làng có 310 hộ với 1.300 nhân khẩu, được chia làm 3 đội. Năm 2020, làng có 337 hộ với 1.106 nhân khẩu1 .

Làng Trung Điền trước kia có nhiều người học hành và đỗ đạt cao như ông Đồng Hưng làm quan trong triều Nguyễn, ông Cậu Đàn đỗ quan tam trường, ông Cửu Oánh (dòng họ Mai Văn), ông Mai Văn Yên đậu cử nhân, ông Mai Văn Đạt, Trần Văn Khoa làm quan Tư đồ … Các nhà Nho như ông Trần Văn Cúc, Mai Văn Biền, Mai Văn Kinh. Cuối làng Trung Điền về phía Bắc tọa lạc một ngôi nghè - thường gọi là nghè Lõi - thờ Ma Lỗ đại vương. Tục truyền có ba mẹ con Tứ vị Hồng Nương (quê ở Hà Thanh - Nam Định) đều đi tu, bà cùng một vị sư và các con giúp vua Gia Long đánh thắng quân Cờ Đen. Sau đó, ba mẹ con bà cùng vị sư trở về đất Yên Nội, thấy nơi đây cảnh sắc rất đẹp, bà biết là nơi đất tốt liền cắm đất dựng nghè thờ Ma Lỗ đại vương - người có công giúp sức giữ gìn làng Trung Điền. Sau này bà mất, dân làng rước bà thờ tại nghè. Do có công lớn, bà được vua Gia Long tôn làm Thượng Đẳng Thần tối linh (vị thần cao nhất). Sau đó, nghè được dời về khu vườn đình. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, biết đình là nơi che dấu nghĩa quân nên thực dân Pháp kéo về đốt đình. Nhân dân làng Trung Điền dời đình về khu giữa làng để lập đền thờ (khoảng năm 1887 - 1888). Ngày nay, vào khoảng 27, 28, 29/3 (âm lịch) làng tổ chức lễ hội… Các món ăn ngon nổi tiếng của làng Trung Điền phải kể đến các loại khoai như khoai lang, khoai lim, khoai bông, khoai vàng… Nhưng ngon nhất vẫn là loại khoai lim vỏ tím, khi luộc lên rất thơm ngọt. Đây là loại lương thực chủ yếu để dùng trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8, tháng 9. Hiện nay, các giống khoai này không còn được trồng rộng rãi do năng suất không cao. Ngoài khoai lim tím, người dân Trung Điền còn có một món đặc sản khác mà nhiều nơi trong tỉnh, trong huyện biết đến, đó là cà ghém. Đây là một món ăn rất được ưa chuộng. Khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm, cứ vào phiên chợ Hoàng, dân khắp nơi lại đổ về mua. Cả làng Trung Điền cà muối, xào, luộc, cà om ếch, om cá, om lươn… đều rất ngon, vậy nên mới có câu: “Muốn ăn cà thị cà xanh Đem con gả bán cho anh Trung Điền” Hiện nay, giống cà này không được trồng nhiều do người dân nhập giống cà trắng có năng suất và giá trị kinh tế cao về trồng.

Làng Trung Điền có một Chi bộ Đảng với 48 đảng viên sinh hoạt trong ba tổ Đảng. Đa số các đảng viên đều mẫu mực thực hiện tốt các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt hương ước của làng. Trong làng có hội người cao tuổi, 3 chi hội cựu chiến binh, 1 chi hội cựu thanh niên xung phong, 2 chi hội cựu giáo chức, 3 chi hội phụ nữ, 1 chi đoàn thanh niên và 1 đội thiếu niên tiền phong. Tất cả các chi hội đều hoạt động mạnh mẽ trong các phong trào chung và ngày càng có xu hướng mở rộng. Năm 1996, Trung Điền khai trương xây dựng làng văn hoá, năm 1998 làng được công nhận danh hiệu Làng Văn hoá cấp Tỉnh. Mặc dù vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nguồn tài nguyên, khoáng sản ít hoặc không có, nhưng với truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, trải qua những năm tháng lịch sử, chinh phục, chế ngự và khai thác tiềm năng của tự nhiên, nhân dân các làng trong xã Nga Trường đã và đang xây dựng nên một miền quê ấm no, giàu đẹp.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC xã