Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
350005

Khánh thành di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Nghè Đông, thôn Đông Kinh xã Nga Trường

Ngày 03/04/2023 13:47:03

Ngày 02/4/2023 (12/02 ÂL). Ủy ban nhân dân xã Nga Trường tổ chức khánh thành di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Nghè Đông, thôn đông kinh xã Nga Trường



Zalo

Zalo

Về tham dự buổi lễ có đồng chí Thịnh Văn Huyên- Ủy viên ban thường vụ huyện ủy, phó chủ tịch thường trực UBND Huyện, cùng các Đ/c đại biểu đại diện cho HU-HĐND - UBND -UBMTTQ huyện Nga Sơn. Trong không khí trang nghiêm thành kính đồng chí đã tặng lẵng hoa chúc mừng làng văn hóa Đông Kinh.

Zalo

Đại diện các nhà Chùa trên địa bàn xã vê dự lễ và tặng lẵng hoa chức mừng làng, có Đại đức Thích Nguyên Hiệp Trưởng ban trị sự giáo hội Phật giáo huyện Nga Sơn- trụ trì chùa Hợp Long, đại đức Thích nguyên phước trưởng ban trị sự giáo hội phật giáo huyện cẩm thủy-trụ trì chùa sung quang

Zalo

Về phía địa phương, có các đồng chí trong BTV, BCH Đảng bộ xã, thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ, Trưởng các nghành đoàn thể, tổ chức-XH, các đ/c bí thư, thôn trưởng các thôn cùng toàn thể cán bộ, công chức, cán bộ bán chuyên trách UBND xã, đại diện hội đồng hương Nga Trường tại Hà Nội, tại Thanh Hóa, các nhà hảo tâm và toàn thể bà con nhân dân thôn đông kinh, quý khách thập phương và nhân dân trong và ngoài xã.

Zalo

Zalo

Zalo

Zalo

Zalo

Zalo

Zalo

Zalo

Zalo

Zalo

Xã Nga Trường là vùng đất cổ, xưa kia gọi là Kẻ Viềng, gồm ba làng Hợp Long, Đông Kinh, Mật Kỳ, nằm ở phía Tây Bắc huyện Nga Sơn.

Thời thuộc Hán, Nga Sơn là đất thuộc huyện Dư Phát. Đến thời Tam Quốc-Lưỡng tấn, Nam- Bắc triều thuộc huyện Kiến Sơ. Bước sang thời Tuỳ là vùng đất huyện Long An, thời Đường thuộc huyện Sùng Bình.

Trong các triều Đinh, Tiền Lê, Lý giữ nguyên như thời Đường. Đến thời Trần – Hồ bắt đầu lập huyện Chi Nga thuộc Châu Ái. Thời Hậu Lê đổi tên huyện Chi Nga thành huyện Nga Giang thuộc phủ Hà trung. Từ năm 1838 đời vua Minh Mệnh thứ 19 đổi là huyện Nga Sơn.

Nga Trường là một phần đất thuộc xã Duyên Trường được thành lập vào năm 1946, trên cơ sở sáp nhập 2 xã Yên Nội và Ích Vịnh thuộc tổng Cao Vịnh. Năm 1956 chia thành 2 xã Nga Thiện và Nga Trường ngày nay.

Hiện nay làng Đông Kinh là một trong bốn làng của xã Nga Trường gồm: Mật Kỳ, Hợp Long, Đông Kinh và Trung Điền.

Nghè Đông Kinh xã Nga Trường, huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa, là nơi thờ Thánh Mẫu, Thành Hoàng Làng và đã có từ rất lâu đời. Đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài địa phương.

Từ xưa đến nay di tích vẫn được gọi là Nghè Đông. Gọi như vậy bởi di tích thuộc địa phận làng Đông Kinh, xã Nga Trường, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đông Kinh là một trong ba làng thuộc xã Ích Vịnh (Đông Kinh, Hợp Long và Mật Kỳ), tổng Cao Vịnh, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung xưa. Vì thế nhân dân địa phương gọi theo địa danh tên làng là Nghè Đông Kinh, để phân biệt với các di tích khác thuộc các làng khác. Đây cũng là tên gọi duy nhất của di tích từ xưa đến nay.

Nghè Đông Kinh là nơi thờ các vị thần là Đông Hải tôn thần, Thuỵ Thái phu nhân chi thần và Tứ Phúc phu nhân chi thần.

Theo sử sách cũ ghi chép Đông Hải tôn thần là người Hải Dương, lúc bấy giờ có tên là Đoàn Thượng, vào cuối triều Lý, đời Lý Huệ Tông ông được vua cử đi đánh giặc. Một năm sau khi dẹp hết giặc, nhà vua cho anh em ông Đoàn Thượng đi tuần để trấn an tinh thần nhân dân. Đến địa hạt xã Ích Vịnh (nay thuộc Nga Vinh), huyện Nga Sơn ngày nay có 5-6 cụ già quỳ xuống kêu khóc than rằng “Ba thôn Hợp Long, Mật Kỳ, Đông Kinh chúng tôi bị quan tham tàn nhẫn, dân tình khổ cực, nhờ Thượng quan thương cứu”. Anh em ông Đoàn Thượng dừng lại thấy dân các ấp đều cực khổ bèn đến huyện truy xét rồi tâu vua cắt chức tri huyện, thu ấn đuổi đi và cử ông Dương Tử làm quan huyện Nga Sơn, lập môn nha ở thôn Ích Vịnh. Vua bằng lòng cho tri huyện mới lấy đất ba làng làm gia thần.

Sau khi ông Đoàn Thượng mất, ông đã được các triều đại sau này sắc phong là “Đông Hải Đại Vương Thượng đẳng thần”.

Để tưởng nhớ tới công trạng của ông đối với vùng đất Ích Vịnh, sau khi ông mất, nhân dân làng Đông Kinh đã suy tôn ông làm thần để thờ trong Nghè của làng, cũng có thể gọi ông là Thành hoàng làng của làng Đông Kinh. Hàng năm vào ngày kỵ của ông là ngày 15 tháng 7 âm lịch, nhân dân trong làng đều làm lễ cúng tế theo nghi thức đại tế để tỏ lòng thành kính.

Thuỵ Thái phu nhân là mẹ của ông Đoàn Thượng tức Đông Hải tôn thần và bà Tứ Phúc phu nhân chi thần. Ông Đoàn Thượng sau khi Trần cảnh lên ngôi vua thay cho Lý Chiêu Hoàng đã trở về đất làng Đông Kinh ngày nay lập cung đón mẹ là Thuỵ Thái phu nhân và em gái là Tứ Phúc phu nhân về ở, giao cho em gái là Tứ Phúc phu nhân chăm sóc, hầu hạ mẹ. Khi về làng Đông Kinh sinh sống, 2 mẹ con bà Thuỵ Thái phu nhân và Tứ Phúc phu nhân đã có công giúp đỡ dân làng. Chính vì vậy mà Nghè Đông Kinh về sau trở thành nơi thờ tự Đông Hải tôn thần, Thuỵ Thái phu nhân chi thần, Tứ Phúc phu nhân chi thần.

Theo sử sách cũ, Tứ Phúc phu nhân là em gái của Đông hải tôn thần và là con gái của bà Thuỵ thái phu nhân. Thời cha nàng Phúc làm quan trong triều đã đem con gái tiến cho vua Cao Tôn làm cung phi và được vua phong cho nàng là Tứ Phúc phu nhân. Khi triều Lý sụp đổ nàng Phúc theo mẹ về làng Đông Kinh sinh sống để tiện chăm sóc mẹ. Sau này hai mẹ con cùng bị bệnh và chết cùng ngày là ngày 10 tháng 11 âm lịch. Nhân dân các khu Ích Vịnh, Đông Kinh lập miếu thờ phụng quang năm.

Như vậy, Nghè Đông Kinh là nơi thờ tự Đông Hải tôn thần Đoàn Thượng cùng với mẹ Thuỵ Thái phu nhân chi thần và em gái Tứ Phúc phu nhân chi thần.

Hiện nay, Nghè Đông Kinh là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá tín ngưỡng của nhân dân trong làng. Hằng năm vào ngày kỵ của thần Đông Hải đại vương Đoàn Thượng ngày 15/7 âm lịch và ngày 10/11 âm lịch là ngày húy kỵ của Thuỵ Thái phu nhân chi thần và Tứ Phúc phu nhân chi thần, nhân dân trong làng Đông Kinh thường tổ chức lễ tế trọng thể. Đặc biệt vào dịp lễ Kỳ phúc ngày 13-14 tháng 2 âm lịch hàng năm, nhân dân trong làng tổ chức tế lễ theo nghi thức đại tế để tỏ lòng thành kính của người dân trong làng đối với các vị thần được thờ tại Nghè để cầu mong các vị thần giúp nước, bảo vệ và che chở cho dân. Ngoài phần lễ, còn có các hoạt dộng văn hoá truyền thống như: trò chơi, trò diễn, các hoạt động thể thao…

Căn cứ vào các hiện vật còn lại và hồ sơ tài liệu ghi chép còn lưu giữ, UBND xã nga trường đã lập hồ sơ pháp lý và được công nhận xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo quyết định số 1074/QĐ-UBND ngày 01/4/2021 của chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa

Nhờ có phúc ấm của tổ tiên của làng nên con cháu trong làng đã có rất nhiều người thành đạt, Nghè Đông Kinh đã được sửa sang, tôn tạo nhiều lần nhờ công đóng góp của dân làng. Trải qua thăng trầm của lịch sử, sự mài mòn của thời gian, Nghè đã hư hỏng, xuống cấp tuy nhiên vẫn giữ nguyên nếp lễ hội hàng năm

Thực hiện ý kiến, kiến nghị, tâm tư nguyện vọng của nhân dân làng đông kinh và nhân dân trong xã về việc phục dựng, tôn tạo, trùng tu, xây dựng lại chùa, ngè, đền vv nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân trong xã trong đó có Nghè Đông Kinh . sau khi hoàn thiện hồ sơ pháp lý trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghè đông kinh đượcTỉnh ủy, UBND tỉnh cho phép tu bổ, tôn tạo lại bằng nguồn vốn xã hội hóa , được sự ủy quyền của ban quan lý di tích xã nga trường thôn đông kinh đã đứng ra huy động sự đóng góp của nhân dân trong và ngòa thôn, những người con của quê hương đang học tấp công tác ở mội miền của đát nước các nhà hảo tâm ,các công ty, doanh nghiệp vv. Sau hơn 7 tháng hoàn thiện hồ sơ thủ tục pháp lý và khởi công xây dựng, đến nay các hạng mục công trình đã hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng gồm Mặt bằng nhà hình chữ Đinh, diện tích khoảng 137,5m2 , gồm 5 gian Tiền đường (03 gian chính, 2 gian phụ) kích thước mặt bằng phần tiền đường là 6,7 x 15,6m, trong đó chiều rộng của hiên là 1,89m, chiều rộng của lòng nhà là 4,6m; 03 gian Hậu cung kích thước mặt bằng là 4,12x 6,75m. Hình thức kiến trúc tường thu hồi bít đốc. Kết cấu hệ khung, cột, vì kèo bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ, tường bao xây gạch; hệ thống cửa đi theo kiểu cửa thượng song hạ bản, bằng gỗ lim nhập khẩu chất lượng cao; mái đổ bê tông cốt thép dán ngói mũi hài, toàn bộ công trình hoàn thiện màu ghi sáng bên trong và ghi xám bên ngoài. Tổng diện tích xây dựng: 137,5 m2.

Có được kết quả như ngày hôm nay là sự quyết tâm, tinh thần đoàn kết của Đảng ủy, chính quyền và bà con nhân dân thôn đông kinh, đặc biệt là sự ủng hộ, nhiệt tình của toàn thể bà con trong và ngòai thôn bà con xa quê, sự tận tâm, tận lực của ban quản lý di tích thôn.

Tiêu biểu trong việc đóng góp tiền của để xây dựng di tích là GĐ bà Viên và con cháu thôn Hợp Long 1, GĐ ông Lại Thế Khái ở TP Thanh Hóa, GĐ ông Trần Văn Chung (Lý) ở Bình Phước, ông Trương Văn Tuấn, Mai Văn Tài (Thuỷ), GĐ ông Trần Văn Lý cùng các con cháu, GĐ ông Phan Văn Hồng cùng các con cháu, GĐ ông Mai Quốc Việt ở Hà Nội, ông Mai Văn Lương ở Hà Nội, ông Mai Xuân Lực thôn Đông Kinh. công ty Vaxich Thanh Hóa,công ty hoàng thịnh thanh hóa, viện qui hoạch và kiến trúc thanh hóa và toàn thể bà con Nhân dân trong thôn Đông Kinh với tổng số tiền đóng góp là 1.387.108.000đ

Trong quá trình xây dựng nghè. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy và chính quyền địa phương, sự giám sát của nhân dân trong thôn, BQL di tích đã tìm hiểu giá cả thị trường, tham khảo các ý kiến của cơ quan chuyên môn và những người có kinh nghiệm và thống nhất chi số tiền đã quyên góp được để xây dựng các hạng mục, công trình. Tổng chi phí đến thời điểm hiện tại là: 1.819.900.000 đ

- so sánh thu là; 1387108000 đ – chi là 1819900000đ số thiếu khoảng 432 triệu đồng do công trình chưa quyết toán

Để hoàn thiện các hạng mục còn lại và trả nợ cho đơn vị thi công, UBND xã, BQL di tích tiếp tục kêu gọi sự chung tay, góp sức của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và bà con nhân dân thôn đông kinh và quý khách thập phương tiếp tục phát tâm công đức để góp phần hoàn thiện di tích .

Khánh thành di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Nghè Đông, thôn Đông Kinh xã Nga Trường

Đăng lúc: 03/04/2023 13:47:03 (GMT+7)

Ngày 02/4/2023 (12/02 ÂL). Ủy ban nhân dân xã Nga Trường tổ chức khánh thành di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Nghè Đông, thôn đông kinh xã Nga Trường



Zalo

Zalo

Về tham dự buổi lễ có đồng chí Thịnh Văn Huyên- Ủy viên ban thường vụ huyện ủy, phó chủ tịch thường trực UBND Huyện, cùng các Đ/c đại biểu đại diện cho HU-HĐND - UBND -UBMTTQ huyện Nga Sơn. Trong không khí trang nghiêm thành kính đồng chí đã tặng lẵng hoa chúc mừng làng văn hóa Đông Kinh.

Zalo

Đại diện các nhà Chùa trên địa bàn xã vê dự lễ và tặng lẵng hoa chức mừng làng, có Đại đức Thích Nguyên Hiệp Trưởng ban trị sự giáo hội Phật giáo huyện Nga Sơn- trụ trì chùa Hợp Long, đại đức Thích nguyên phước trưởng ban trị sự giáo hội phật giáo huyện cẩm thủy-trụ trì chùa sung quang

Zalo

Về phía địa phương, có các đồng chí trong BTV, BCH Đảng bộ xã, thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ, Trưởng các nghành đoàn thể, tổ chức-XH, các đ/c bí thư, thôn trưởng các thôn cùng toàn thể cán bộ, công chức, cán bộ bán chuyên trách UBND xã, đại diện hội đồng hương Nga Trường tại Hà Nội, tại Thanh Hóa, các nhà hảo tâm và toàn thể bà con nhân dân thôn đông kinh, quý khách thập phương và nhân dân trong và ngoài xã.

Zalo

Zalo

Zalo

Zalo

Zalo

Zalo

Zalo

Zalo

Zalo

Zalo

Xã Nga Trường là vùng đất cổ, xưa kia gọi là Kẻ Viềng, gồm ba làng Hợp Long, Đông Kinh, Mật Kỳ, nằm ở phía Tây Bắc huyện Nga Sơn.

Thời thuộc Hán, Nga Sơn là đất thuộc huyện Dư Phát. Đến thời Tam Quốc-Lưỡng tấn, Nam- Bắc triều thuộc huyện Kiến Sơ. Bước sang thời Tuỳ là vùng đất huyện Long An, thời Đường thuộc huyện Sùng Bình.

Trong các triều Đinh, Tiền Lê, Lý giữ nguyên như thời Đường. Đến thời Trần – Hồ bắt đầu lập huyện Chi Nga thuộc Châu Ái. Thời Hậu Lê đổi tên huyện Chi Nga thành huyện Nga Giang thuộc phủ Hà trung. Từ năm 1838 đời vua Minh Mệnh thứ 19 đổi là huyện Nga Sơn.

Nga Trường là một phần đất thuộc xã Duyên Trường được thành lập vào năm 1946, trên cơ sở sáp nhập 2 xã Yên Nội và Ích Vịnh thuộc tổng Cao Vịnh. Năm 1956 chia thành 2 xã Nga Thiện và Nga Trường ngày nay.

Hiện nay làng Đông Kinh là một trong bốn làng của xã Nga Trường gồm: Mật Kỳ, Hợp Long, Đông Kinh và Trung Điền.

Nghè Đông Kinh xã Nga Trường, huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa, là nơi thờ Thánh Mẫu, Thành Hoàng Làng và đã có từ rất lâu đời. Đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài địa phương.

Từ xưa đến nay di tích vẫn được gọi là Nghè Đông. Gọi như vậy bởi di tích thuộc địa phận làng Đông Kinh, xã Nga Trường, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đông Kinh là một trong ba làng thuộc xã Ích Vịnh (Đông Kinh, Hợp Long và Mật Kỳ), tổng Cao Vịnh, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung xưa. Vì thế nhân dân địa phương gọi theo địa danh tên làng là Nghè Đông Kinh, để phân biệt với các di tích khác thuộc các làng khác. Đây cũng là tên gọi duy nhất của di tích từ xưa đến nay.

Nghè Đông Kinh là nơi thờ các vị thần là Đông Hải tôn thần, Thuỵ Thái phu nhân chi thần và Tứ Phúc phu nhân chi thần.

Theo sử sách cũ ghi chép Đông Hải tôn thần là người Hải Dương, lúc bấy giờ có tên là Đoàn Thượng, vào cuối triều Lý, đời Lý Huệ Tông ông được vua cử đi đánh giặc. Một năm sau khi dẹp hết giặc, nhà vua cho anh em ông Đoàn Thượng đi tuần để trấn an tinh thần nhân dân. Đến địa hạt xã Ích Vịnh (nay thuộc Nga Vinh), huyện Nga Sơn ngày nay có 5-6 cụ già quỳ xuống kêu khóc than rằng “Ba thôn Hợp Long, Mật Kỳ, Đông Kinh chúng tôi bị quan tham tàn nhẫn, dân tình khổ cực, nhờ Thượng quan thương cứu”. Anh em ông Đoàn Thượng dừng lại thấy dân các ấp đều cực khổ bèn đến huyện truy xét rồi tâu vua cắt chức tri huyện, thu ấn đuổi đi và cử ông Dương Tử làm quan huyện Nga Sơn, lập môn nha ở thôn Ích Vịnh. Vua bằng lòng cho tri huyện mới lấy đất ba làng làm gia thần.

Sau khi ông Đoàn Thượng mất, ông đã được các triều đại sau này sắc phong là “Đông Hải Đại Vương Thượng đẳng thần”.

Để tưởng nhớ tới công trạng của ông đối với vùng đất Ích Vịnh, sau khi ông mất, nhân dân làng Đông Kinh đã suy tôn ông làm thần để thờ trong Nghè của làng, cũng có thể gọi ông là Thành hoàng làng của làng Đông Kinh. Hàng năm vào ngày kỵ của ông là ngày 15 tháng 7 âm lịch, nhân dân trong làng đều làm lễ cúng tế theo nghi thức đại tế để tỏ lòng thành kính.

Thuỵ Thái phu nhân là mẹ của ông Đoàn Thượng tức Đông Hải tôn thần và bà Tứ Phúc phu nhân chi thần. Ông Đoàn Thượng sau khi Trần cảnh lên ngôi vua thay cho Lý Chiêu Hoàng đã trở về đất làng Đông Kinh ngày nay lập cung đón mẹ là Thuỵ Thái phu nhân và em gái là Tứ Phúc phu nhân về ở, giao cho em gái là Tứ Phúc phu nhân chăm sóc, hầu hạ mẹ. Khi về làng Đông Kinh sinh sống, 2 mẹ con bà Thuỵ Thái phu nhân và Tứ Phúc phu nhân đã có công giúp đỡ dân làng. Chính vì vậy mà Nghè Đông Kinh về sau trở thành nơi thờ tự Đông Hải tôn thần, Thuỵ Thái phu nhân chi thần, Tứ Phúc phu nhân chi thần.

Theo sử sách cũ, Tứ Phúc phu nhân là em gái của Đông hải tôn thần và là con gái của bà Thuỵ thái phu nhân. Thời cha nàng Phúc làm quan trong triều đã đem con gái tiến cho vua Cao Tôn làm cung phi và được vua phong cho nàng là Tứ Phúc phu nhân. Khi triều Lý sụp đổ nàng Phúc theo mẹ về làng Đông Kinh sinh sống để tiện chăm sóc mẹ. Sau này hai mẹ con cùng bị bệnh và chết cùng ngày là ngày 10 tháng 11 âm lịch. Nhân dân các khu Ích Vịnh, Đông Kinh lập miếu thờ phụng quang năm.

Như vậy, Nghè Đông Kinh là nơi thờ tự Đông Hải tôn thần Đoàn Thượng cùng với mẹ Thuỵ Thái phu nhân chi thần và em gái Tứ Phúc phu nhân chi thần.

Hiện nay, Nghè Đông Kinh là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá tín ngưỡng của nhân dân trong làng. Hằng năm vào ngày kỵ của thần Đông Hải đại vương Đoàn Thượng ngày 15/7 âm lịch và ngày 10/11 âm lịch là ngày húy kỵ của Thuỵ Thái phu nhân chi thần và Tứ Phúc phu nhân chi thần, nhân dân trong làng Đông Kinh thường tổ chức lễ tế trọng thể. Đặc biệt vào dịp lễ Kỳ phúc ngày 13-14 tháng 2 âm lịch hàng năm, nhân dân trong làng tổ chức tế lễ theo nghi thức đại tế để tỏ lòng thành kính của người dân trong làng đối với các vị thần được thờ tại Nghè để cầu mong các vị thần giúp nước, bảo vệ và che chở cho dân. Ngoài phần lễ, còn có các hoạt dộng văn hoá truyền thống như: trò chơi, trò diễn, các hoạt động thể thao…

Căn cứ vào các hiện vật còn lại và hồ sơ tài liệu ghi chép còn lưu giữ, UBND xã nga trường đã lập hồ sơ pháp lý và được công nhận xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo quyết định số 1074/QĐ-UBND ngày 01/4/2021 của chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa

Nhờ có phúc ấm của tổ tiên của làng nên con cháu trong làng đã có rất nhiều người thành đạt, Nghè Đông Kinh đã được sửa sang, tôn tạo nhiều lần nhờ công đóng góp của dân làng. Trải qua thăng trầm của lịch sử, sự mài mòn của thời gian, Nghè đã hư hỏng, xuống cấp tuy nhiên vẫn giữ nguyên nếp lễ hội hàng năm

Thực hiện ý kiến, kiến nghị, tâm tư nguyện vọng của nhân dân làng đông kinh và nhân dân trong xã về việc phục dựng, tôn tạo, trùng tu, xây dựng lại chùa, ngè, đền vv nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân trong xã trong đó có Nghè Đông Kinh . sau khi hoàn thiện hồ sơ pháp lý trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghè đông kinh đượcTỉnh ủy, UBND tỉnh cho phép tu bổ, tôn tạo lại bằng nguồn vốn xã hội hóa , được sự ủy quyền của ban quan lý di tích xã nga trường thôn đông kinh đã đứng ra huy động sự đóng góp của nhân dân trong và ngòa thôn, những người con của quê hương đang học tấp công tác ở mội miền của đát nước các nhà hảo tâm ,các công ty, doanh nghiệp vv. Sau hơn 7 tháng hoàn thiện hồ sơ thủ tục pháp lý và khởi công xây dựng, đến nay các hạng mục công trình đã hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng gồm Mặt bằng nhà hình chữ Đinh, diện tích khoảng 137,5m2 , gồm 5 gian Tiền đường (03 gian chính, 2 gian phụ) kích thước mặt bằng phần tiền đường là 6,7 x 15,6m, trong đó chiều rộng của hiên là 1,89m, chiều rộng của lòng nhà là 4,6m; 03 gian Hậu cung kích thước mặt bằng là 4,12x 6,75m. Hình thức kiến trúc tường thu hồi bít đốc. Kết cấu hệ khung, cột, vì kèo bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ, tường bao xây gạch; hệ thống cửa đi theo kiểu cửa thượng song hạ bản, bằng gỗ lim nhập khẩu chất lượng cao; mái đổ bê tông cốt thép dán ngói mũi hài, toàn bộ công trình hoàn thiện màu ghi sáng bên trong và ghi xám bên ngoài. Tổng diện tích xây dựng: 137,5 m2.

Có được kết quả như ngày hôm nay là sự quyết tâm, tinh thần đoàn kết của Đảng ủy, chính quyền và bà con nhân dân thôn đông kinh, đặc biệt là sự ủng hộ, nhiệt tình của toàn thể bà con trong và ngòai thôn bà con xa quê, sự tận tâm, tận lực của ban quản lý di tích thôn.

Tiêu biểu trong việc đóng góp tiền của để xây dựng di tích là GĐ bà Viên và con cháu thôn Hợp Long 1, GĐ ông Lại Thế Khái ở TP Thanh Hóa, GĐ ông Trần Văn Chung (Lý) ở Bình Phước, ông Trương Văn Tuấn, Mai Văn Tài (Thuỷ), GĐ ông Trần Văn Lý cùng các con cháu, GĐ ông Phan Văn Hồng cùng các con cháu, GĐ ông Mai Quốc Việt ở Hà Nội, ông Mai Văn Lương ở Hà Nội, ông Mai Xuân Lực thôn Đông Kinh. công ty Vaxich Thanh Hóa,công ty hoàng thịnh thanh hóa, viện qui hoạch và kiến trúc thanh hóa và toàn thể bà con Nhân dân trong thôn Đông Kinh với tổng số tiền đóng góp là 1.387.108.000đ

Trong quá trình xây dựng nghè. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy và chính quyền địa phương, sự giám sát của nhân dân trong thôn, BQL di tích đã tìm hiểu giá cả thị trường, tham khảo các ý kiến của cơ quan chuyên môn và những người có kinh nghiệm và thống nhất chi số tiền đã quyên góp được để xây dựng các hạng mục, công trình. Tổng chi phí đến thời điểm hiện tại là: 1.819.900.000 đ

- so sánh thu là; 1387108000 đ – chi là 1819900000đ số thiếu khoảng 432 triệu đồng do công trình chưa quyết toán

Để hoàn thiện các hạng mục còn lại và trả nợ cho đơn vị thi công, UBND xã, BQL di tích tiếp tục kêu gọi sự chung tay, góp sức của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và bà con nhân dân thôn đông kinh và quý khách thập phương tiếp tục phát tâm công đức để góp phần hoàn thiện di tích .

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC xã