Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
350005

Lễ Khánh thành ngôi Đại Hùng bảo điện và đúc đại hồng chung Chùa Hợp Long xã Nga Trường

Ngày 27/03/2023 13:57:27

Sáng 26-3-2023, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa và huyện Nga Sơn đã tổ chức lễ khánh ngôi Đại hùng bảo điện, đúc đại hồng chung và khởi công xây dựng cổng Tam quan, nhà thờ Tổ, thờ Mẫu và các công trình phụ trợ chùa Hợp Long, xã Nga Trường, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa).

Chùa Hợp Long tên tự là Hợp Long tự, toạ lạc tại làng Viềng xưa, nay là trung tâm của 4 thôn, thôn Đông kinh, Mật Kỳ, hợp Long 1, Hợp Long 2, Là một ngôi chùa có bề dầy về văn hoá lịch sử, xưa kia chùa nằm trong quần thể Chùa Đình to đẹp rộng rãi khang trangA1.jpg

Về mặt hành chính, theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX từ Nghệ Tĩnh trở ra cho biết: Chùa và Đình Hợp Long thuộc xã Ích Vịnh, là một trong 11 xã, thôn của tổng Cao Vịnh, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa, nay là xã Nga Trường, huyện Nga Sơn.

Kiến trúc chùa Hợp Long

Theo nghiên cứu các tài liệu lịch sử và tham khảo các cụ cao niên tại địa phương cho biết: chùa Hợp Long bị phá huỷ vào khoảng năm 1957 - 1958. Sau đó khu vực sân chùa được sử dụng vào mục đích làm sân kho của Hợp tác xã nông nghiệp; còn vị trí của chùa bị phá trước đây, được dựng lại một ngôi nhà kho để chứa thóc và nó bị san phẳng hoàn toàn vào thời kỳ kết thúc hợp tác xã bậc cao những năm 1970 - 1975. Tuy nhiên, đất đai của chùa xưa vẫn còn được gìn giữ bảo vệ và sử dụng vào mục đích công ích của địa phương.

Cũng theo các cụ già ở địa phương thì không gian của chùa Hợp Long trước đây có diện mạo khá đầy đủ bao gồm: Cổng Tam quan, nhà Tam Bảo, Nhà thờ Tổ, Nhà thờ Mẫu, nhà Tăng, Giếng chùa, Ao chùa, Vườn chùa, bên cạnh là đình làng

- Chùa Chính, trước đây được cấu trúc theo kiểu chữ Đinh (J), loại kiến trúc này tương ứng với việc đặt các ban thờ theo quy định trong một công trình kiến trúc Phật giáo. Về kiến trúc, tức là có nhà Chính điện (hay Thượng điện) để đặt các ban thờ Phật, nối thẳng góc với Bái đường (hay Tiền đường) phía trước. Kiểu kiến trúc này cho thấy nhà Tiền đường thường có 5 gian mà các vì kèo theo thức giá chiêng chồng rường con nhị; ngoài ra, có kẻ bẩy vuông góc với thân cột, nâng mái với các đầu đao cong.

Nhà Tiền đường có hai tượng Hộ pháp, những thiên thần bảo vệ Phật pháp, mặc giáp trụ, cầm vũ khí. Ngoài ra, Tiền đường còn có bàn thờ mười vị Diêm vương, được gọi là Thập điện Diêm vương, tức mười vị vua cai quản mười tầng địa ngục. Bàn thờ mười Diêm vương được đặt sát tường ở hai bên chính điện. Trong nhà Tiền đường còn có một số bàn thờ khác, thờ thần Thổ địa (thần đất), Long vương, hay Đức Ông, người bảo vệ tài sản của chùa.

Có thể thấy, sự tồn tại trước đây của chùa Hợp Long về mặt không gian chúng ta có cảm giác kết cấu của một ngôi chùa theo kiểu chùa vườncùng với những xóm làng êm đềm, tĩnh mịch đã tạo thành một không gian sinh hoạt tu hành nhưng lại chứa đựng một đơn vị cân bằng sinh thái trong tổng thể kiến trúc của ngôi chùa.

Diện tích ruộng đất chùa trước đây được ghi chép trong tài liệu Địa bạ là 2 mẫu để sử dụng vào việc hương hoả, ngoài ra còn có khu vực đất để xây dựng chùa Hợp Long.

Vào cuối năm 2019 đáp ứng nguyện vọng của nhân dân bốn thôn thuộc làng Viềng xưa, UBND xã Nga Trường đã có tờ trình trình các cấp có thẩm quyền đề nghị tôn tạo chùa Hợp Long, và đã được UBND Tỉnh đồng ý, sau đó Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa đã đứng ra làm chủ đầu tư đứng ra lập hồ sơ quy hoạch tôn tạo xây dựng chùa Hợp Long, và Bổ nhiệm Đại đức Thích Nguyên Hiệp Trưởng ban trị sự Phật giáo huyện Nga Sơn, về làm trụ trì chùa Hợp Long, sau thời gian được bổ nhiệm trụ trì đại đức Nguyên Hiệp tiếp tục hoàn thiện hồ sơ thủ tục, đến ngày 14/01/2021 được UBND Tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đất 8441,4m2, sau đó được UBND Huyện cấp giấy phép xây dựngA2.jpg

Viện quy hoạch kiến trúc của tỉnh thiết kế ngôi chùa chính là 502,6m2 kết cấu bằng bê tông cốt thép, quy mô 1 tầng, 2 cấp mái dốc lợp ngói, các góc mái gắn dầu đao, đỉnh mái chính giữa có gắn bánh xe luân hồi, hệ thống thờ tự nội thất thiết kế theo kiểu chùa Bắc bộA5.jpg

 Tham dự buổi lễ về phái Giáo hội có Thượng tọa Thích Tâm Đức, Ủy viên Thường trực HĐTS, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa; Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa; chư tôn đức Tăng, Ni trong Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, trụ trì các chùa, tự viện trong và ngoài tỉnh.A7.jpg

Phía lãnh đạo chính quyền có Ông Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa; Ông Lê Quang Thưởng, Nguyên Phó ban Thường trực Ban tổ chức T.Ư Đảng; Bà Phạm Thị Thanh Thuỷ,Trưởng Ban Dân Vận, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Thanh Hoá; Đại diện lãnh đạo Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ, Công an tỉnh, các sở, ban ngành của tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo huyện ủy, UBND và các phòng, ban, ngành huyện Nga Sơn, huyện Hà Trung, huyện Đông Sơn, chính quyền sở tại và đông đảo Phật tử...A4.jpg

Phát biểu khai mạc, Đại đức Thích Nguyên Hiệp, trụ trì chùa Hợp Long đã giới thiệu tóm tắt quá trình sơ khai, phát triển của ngôi chùa và cảm niệm công đức của chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử, nhà hảo tâm đã phát tâm ủng hộ để công trình xây dựng ngôi Tam bảo được diễn ra thuận lợi như ý nguyện.A3.jpg

Chùa Hợp Long có từ xa xưa, trải qua nhiều đời các bậc tổ sư hành đạo trụ trì, nhưng do sự bào mòn của thời gian và biến thiên của lịch sử ngôi chùa không còn nữa. Tháng 11 – 2019, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã uỷ quyền giao trách nhiệm cho Đại đức Thích Nguyên Hiệp về xây dựng và Trụ trì chùa, đến năm 2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn chấp thuận mở rộng diện tích đất thực hiện dự án Khôi phục, tôn tạo Chùa Hợp Long theo đề xuất của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa, với diện tích đất mở rộng 2.500 m2; Ngôi Đại hùng bảo điện chùa Hợp Long chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 14-3-2021. Sau 2 năm khởi công xây dựng đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng với diện tích mặt sàn 502,6 m2, kết cấu bằng bê tông cốt thép, sơn giả gỗ, thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống, mặt bằng kiểu chữ công, có hành lang xung quanh, quy mô 1 tầng, 2 cấp mái dốc lợp ngói, các góc mái gắn đầu đao, đỉnh mái chính giữa có gắn bánh xe luân hồi, hệ thống thờ tự nội thất thiết kế theo kiểu chùa Bắc bộ, 3 lớp tượng chính, dưới là tòa Cửu Long, ở các lớp cột có gắn cửa võng, hoành phi, câu đối, hệ thống cửa gỗ bức bàn. Tổng kinh phí xây dựng trên 13 tỷ đồng, được kêu gọi từ nguồn vốn xã hội hóa.A6.jpg
Đạo từ tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Tâm Định đã tán thán tinh thần phụng đạo giúp đời của Đại đức Thích Nguyên Hiệp, tán thán sự phát tâm hộ trì của tín thí thập phương để ngôi tam chùa sớm được khang trang, uy nghiêm. Thượng tọa cũng mong các cấp chính quyền và Phật tử các giới tiếp tục ủng hộ tinh thần để Đại đức trụ trì chùa Hợp Long hoàn thành những Phật sự của chùa trong thời gian tới.A12.jpg

Tại buổi lễ, đại diện Chư tôn đức Tăng, Ni, chính quyền các cấp đã làm lễ cắt băng khánh thành và thực hiện lễ thức dâng hương, lễ Phật, thực hiện nghi lễ phóng sinh cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, chúng sinh an lạc.A18.jpg

Trong khuôn khổ buổi lễ, nhà chùa cũng tổ chức lễ chú nguyện rót đồng đúc đại hồng chung nặng hơn 1 tấn, có giá trị trên 600 triệu đồng và khởi công xây dựng cổng Tam quan, nhà thờ Tổ, thờ Mẫu. Dự kiến kinh phí xây dựng các công trình trên 9 tỷ đồng.A17.jpg

Lễ Khánh thành ngôi Đại Hùng bảo điện và đúc đại hồng chung Chùa Hợp Long xã Nga Trường

Đăng lúc: 27/03/2023 13:57:27 (GMT+7)

Sáng 26-3-2023, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa và huyện Nga Sơn đã tổ chức lễ khánh ngôi Đại hùng bảo điện, đúc đại hồng chung và khởi công xây dựng cổng Tam quan, nhà thờ Tổ, thờ Mẫu và các công trình phụ trợ chùa Hợp Long, xã Nga Trường, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa).

Chùa Hợp Long tên tự là Hợp Long tự, toạ lạc tại làng Viềng xưa, nay là trung tâm của 4 thôn, thôn Đông kinh, Mật Kỳ, hợp Long 1, Hợp Long 2, Là một ngôi chùa có bề dầy về văn hoá lịch sử, xưa kia chùa nằm trong quần thể Chùa Đình to đẹp rộng rãi khang trangA1.jpg

Về mặt hành chính, theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX từ Nghệ Tĩnh trở ra cho biết: Chùa và Đình Hợp Long thuộc xã Ích Vịnh, là một trong 11 xã, thôn của tổng Cao Vịnh, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa, nay là xã Nga Trường, huyện Nga Sơn.

Kiến trúc chùa Hợp Long

Theo nghiên cứu các tài liệu lịch sử và tham khảo các cụ cao niên tại địa phương cho biết: chùa Hợp Long bị phá huỷ vào khoảng năm 1957 - 1958. Sau đó khu vực sân chùa được sử dụng vào mục đích làm sân kho của Hợp tác xã nông nghiệp; còn vị trí của chùa bị phá trước đây, được dựng lại một ngôi nhà kho để chứa thóc và nó bị san phẳng hoàn toàn vào thời kỳ kết thúc hợp tác xã bậc cao những năm 1970 - 1975. Tuy nhiên, đất đai của chùa xưa vẫn còn được gìn giữ bảo vệ và sử dụng vào mục đích công ích của địa phương.

Cũng theo các cụ già ở địa phương thì không gian của chùa Hợp Long trước đây có diện mạo khá đầy đủ bao gồm: Cổng Tam quan, nhà Tam Bảo, Nhà thờ Tổ, Nhà thờ Mẫu, nhà Tăng, Giếng chùa, Ao chùa, Vườn chùa, bên cạnh là đình làng

- Chùa Chính, trước đây được cấu trúc theo kiểu chữ Đinh (J), loại kiến trúc này tương ứng với việc đặt các ban thờ theo quy định trong một công trình kiến trúc Phật giáo. Về kiến trúc, tức là có nhà Chính điện (hay Thượng điện) để đặt các ban thờ Phật, nối thẳng góc với Bái đường (hay Tiền đường) phía trước. Kiểu kiến trúc này cho thấy nhà Tiền đường thường có 5 gian mà các vì kèo theo thức giá chiêng chồng rường con nhị; ngoài ra, có kẻ bẩy vuông góc với thân cột, nâng mái với các đầu đao cong.

Nhà Tiền đường có hai tượng Hộ pháp, những thiên thần bảo vệ Phật pháp, mặc giáp trụ, cầm vũ khí. Ngoài ra, Tiền đường còn có bàn thờ mười vị Diêm vương, được gọi là Thập điện Diêm vương, tức mười vị vua cai quản mười tầng địa ngục. Bàn thờ mười Diêm vương được đặt sát tường ở hai bên chính điện. Trong nhà Tiền đường còn có một số bàn thờ khác, thờ thần Thổ địa (thần đất), Long vương, hay Đức Ông, người bảo vệ tài sản của chùa.

Có thể thấy, sự tồn tại trước đây của chùa Hợp Long về mặt không gian chúng ta có cảm giác kết cấu của một ngôi chùa theo kiểu chùa vườncùng với những xóm làng êm đềm, tĩnh mịch đã tạo thành một không gian sinh hoạt tu hành nhưng lại chứa đựng một đơn vị cân bằng sinh thái trong tổng thể kiến trúc của ngôi chùa.

Diện tích ruộng đất chùa trước đây được ghi chép trong tài liệu Địa bạ là 2 mẫu để sử dụng vào việc hương hoả, ngoài ra còn có khu vực đất để xây dựng chùa Hợp Long.

Vào cuối năm 2019 đáp ứng nguyện vọng của nhân dân bốn thôn thuộc làng Viềng xưa, UBND xã Nga Trường đã có tờ trình trình các cấp có thẩm quyền đề nghị tôn tạo chùa Hợp Long, và đã được UBND Tỉnh đồng ý, sau đó Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa đã đứng ra làm chủ đầu tư đứng ra lập hồ sơ quy hoạch tôn tạo xây dựng chùa Hợp Long, và Bổ nhiệm Đại đức Thích Nguyên Hiệp Trưởng ban trị sự Phật giáo huyện Nga Sơn, về làm trụ trì chùa Hợp Long, sau thời gian được bổ nhiệm trụ trì đại đức Nguyên Hiệp tiếp tục hoàn thiện hồ sơ thủ tục, đến ngày 14/01/2021 được UBND Tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đất 8441,4m2, sau đó được UBND Huyện cấp giấy phép xây dựngA2.jpg

Viện quy hoạch kiến trúc của tỉnh thiết kế ngôi chùa chính là 502,6m2 kết cấu bằng bê tông cốt thép, quy mô 1 tầng, 2 cấp mái dốc lợp ngói, các góc mái gắn dầu đao, đỉnh mái chính giữa có gắn bánh xe luân hồi, hệ thống thờ tự nội thất thiết kế theo kiểu chùa Bắc bộA5.jpg

 Tham dự buổi lễ về phái Giáo hội có Thượng tọa Thích Tâm Đức, Ủy viên Thường trực HĐTS, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa; Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa; chư tôn đức Tăng, Ni trong Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, trụ trì các chùa, tự viện trong và ngoài tỉnh.A7.jpg

Phía lãnh đạo chính quyền có Ông Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa; Ông Lê Quang Thưởng, Nguyên Phó ban Thường trực Ban tổ chức T.Ư Đảng; Bà Phạm Thị Thanh Thuỷ,Trưởng Ban Dân Vận, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Thanh Hoá; Đại diện lãnh đạo Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ, Công an tỉnh, các sở, ban ngành của tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo huyện ủy, UBND và các phòng, ban, ngành huyện Nga Sơn, huyện Hà Trung, huyện Đông Sơn, chính quyền sở tại và đông đảo Phật tử...A4.jpg

Phát biểu khai mạc, Đại đức Thích Nguyên Hiệp, trụ trì chùa Hợp Long đã giới thiệu tóm tắt quá trình sơ khai, phát triển của ngôi chùa và cảm niệm công đức của chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử, nhà hảo tâm đã phát tâm ủng hộ để công trình xây dựng ngôi Tam bảo được diễn ra thuận lợi như ý nguyện.A3.jpg

Chùa Hợp Long có từ xa xưa, trải qua nhiều đời các bậc tổ sư hành đạo trụ trì, nhưng do sự bào mòn của thời gian và biến thiên của lịch sử ngôi chùa không còn nữa. Tháng 11 – 2019, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã uỷ quyền giao trách nhiệm cho Đại đức Thích Nguyên Hiệp về xây dựng và Trụ trì chùa, đến năm 2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn chấp thuận mở rộng diện tích đất thực hiện dự án Khôi phục, tôn tạo Chùa Hợp Long theo đề xuất của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa, với diện tích đất mở rộng 2.500 m2; Ngôi Đại hùng bảo điện chùa Hợp Long chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 14-3-2021. Sau 2 năm khởi công xây dựng đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng với diện tích mặt sàn 502,6 m2, kết cấu bằng bê tông cốt thép, sơn giả gỗ, thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống, mặt bằng kiểu chữ công, có hành lang xung quanh, quy mô 1 tầng, 2 cấp mái dốc lợp ngói, các góc mái gắn đầu đao, đỉnh mái chính giữa có gắn bánh xe luân hồi, hệ thống thờ tự nội thất thiết kế theo kiểu chùa Bắc bộ, 3 lớp tượng chính, dưới là tòa Cửu Long, ở các lớp cột có gắn cửa võng, hoành phi, câu đối, hệ thống cửa gỗ bức bàn. Tổng kinh phí xây dựng trên 13 tỷ đồng, được kêu gọi từ nguồn vốn xã hội hóa.A6.jpg
Đạo từ tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Tâm Định đã tán thán tinh thần phụng đạo giúp đời của Đại đức Thích Nguyên Hiệp, tán thán sự phát tâm hộ trì của tín thí thập phương để ngôi tam chùa sớm được khang trang, uy nghiêm. Thượng tọa cũng mong các cấp chính quyền và Phật tử các giới tiếp tục ủng hộ tinh thần để Đại đức trụ trì chùa Hợp Long hoàn thành những Phật sự của chùa trong thời gian tới.A12.jpg

Tại buổi lễ, đại diện Chư tôn đức Tăng, Ni, chính quyền các cấp đã làm lễ cắt băng khánh thành và thực hiện lễ thức dâng hương, lễ Phật, thực hiện nghi lễ phóng sinh cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, chúng sinh an lạc.A18.jpg

Trong khuôn khổ buổi lễ, nhà chùa cũng tổ chức lễ chú nguyện rót đồng đúc đại hồng chung nặng hơn 1 tấn, có giá trị trên 600 triệu đồng và khởi công xây dựng cổng Tam quan, nhà thờ Tổ, thờ Mẫu. Dự kiến kinh phí xây dựng các công trình trên 9 tỷ đồng.A17.jpg

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC xã