Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
350005

Về việc tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn hành vi bẫy, bắt, vận chuyển, buôn bán chim hoang dã

Ngày 03/10/2023 08:50:05

(Bài tuyên truyền của BCĐ ANTT xã Nga Trường)

Kính thưa toàn thể nhân dân trong xã.

Thời gian qua, trên địa bàn xã diễn ra tình trạng một số người dân săn bắt các loại chim hoang dã, coi đây là kế mưu sinh. Họ dùng nhiều hình thức như giăng lưới, đánh bẫy, thuốc dính, dụng cụ phát sóng siêu âm... để bắt các loại chim, bán cho người nuôi chim cảnh và các nhà hàng đặc sản. Từ chim sẻ, chim ri, cò, vạc đến những loại chim quý như chim ngói, sâm cầm, gà đồng… đều bị người dân săn bắt. Tình trạng này xảy ra ở các địa điểm như xóm Tân Tiến cũ, gò khanh, thúc đá, và một vài địa điểm khác.

Các dụng cụ được người dân sử dụng chủ yếu là lồng sập, lưới, bẫy dính, loa phát âm thanh… để thu âm tiếng các loài chim, cò, vạc, cuốc, để dụ chim đến.Nhưng hiện nay phương pháp phổ biến nhất là quây lưới ngoài đồng, dùng loa phát tiếng chim để dụ chúng vào lưới. Đây là phương pháp gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người dân sinh sống gần khu vực đánh bắt chim. Phương pháp này đánh bắt được rất nhiều chim, có khi một mẻ lưới trong đêm bắt được hàng trăm con chim các loại, nên có tính chất tận diệt. Đủ các loại chim từ cò, vạc, diệc, gà nước, sâm cầm…được rao bán công khai trên các trang mạng xã hội, Người bán được tiền, người mua được món khoái khẩu, không ai bận tâm nghĩ về nguy cơ biến mất của các loài chim.

Với quan niệm “chim trời cá biển”, lại nhân lúc nông nhàn, người dân đua nhau đi săn bắt thứ “lộc trời” mỗi năm chỉ có một dịp, kéo dài khoảng vài tháng này. Người dân chỉ nghĩ đơn giản “trời sinh voi, sinh cỏ”, đánh bắt lứa chim này, năm sau lại sinh ra lứa khác. Ai cũng quan tâm đến lợi ích trước mắt, còn chuyện bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái xem ra hãy còn xa vời.

Các loài chim, thú nói chung là những mắt xích quan trọng của thế giới tự nhiên, có mối quan hệ hữu cơ trong sự tồn tại cân bằng của hệ sinh thái. Về mặt xã hội và nhân văn thì việc tận diệt, săn bắt chim hoang dã tràn lan như hiện nay đang làm xói mòn ý thức bảo vệ môi trường, tình yêu thiên nhiên của cộng đồng. Nó cũng trái ngược với truyền thống nhân ái, sống hài hoà với thiên nhiên của người Việt. Với đà săn bắt tận diệt như hiện nay thì nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài chim không còn là chuyện xa vời. Nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá sẽ biến mất vĩnh viễn, nguy cơ mất cân bằng sinh thái sẽ tạo ra những hậu quả khôn lường đối với người dân như nạn sâu bọ, cào cào, châu chấu...

Kính Thưa toàn thể nhân dân

Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và chính sách bảo vệ các loài động vật hoang dã, cũng là bảo vệ đa dạng sinh học của môi trường thiên nhiên. Ngày 29-5-1996, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 359/TTg “Về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã”. Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố phối hợp với các ngành, các cấp chỉ đạo chặt chẽ việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng săn bắt trái phép động vật hoang dã, quý hiếm, các loại chim cảnh bắt từ tự nhiên, đặc biệt là các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng bằng biện pháp xử phạt hành chính và biện pháp xử phạt bổ sung là tịch thu dụng cụ đánh bắt trái phép.

Luật pháp đã quy định rõ nhưng tình hình tận diệt, săn bắt, buôn bán động vật hoang dã vẫn diễn biến phức tạp. Vì vậy, để bảo vệ động vật hoang dã nói chung, các loài chim trời nói riêng, cần có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng, sự chung tay của cộng đồng. Cùng với việc thể chế hóa các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, cần nâng cao ý thức của người dân, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các trường học. Mọi người phải thấy đó là chủ trương đúng đắn để tự giác thực hiện. Chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, kiên quyết không vì bất cứ lý do gì để dung túng cho những hành vi tận diệt các loài động vật có lợi cho môi trường sống của con người.

Để công tác quản lý bảo vệ ĐVHD, chim hoang dã, đồng thời thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã; số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam và tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở gây nuôi, kinh doanh, quảng cáo ĐVHD; tình trạng giăng lưới bẫy bắt chim di cư, chim hoang dã trên địa bàn. UBND huyện có công văn chỉ đạo số 2534/UBND-NN ngày 18/9/2023 V/v tăng cường quản lý, bẫy bắt, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ, quảng cáo trái phép các loài động vật hoang dã, chim hoang dã, chim di cư, yêu cầu các xã trên địa bàn huyện thành lập các tổ công tác liên ngành tuyên truyền vận động nhân dân và kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, nuôi, mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh; nhất là hành vi bẫy bắt, vận chuyển, buôn bán các loại chim bản địa, chim di cư hoang dã. Thu gom dụng cụ, lưới bắt chim, yêu cầu các hộ sống trong và ven vùng chim di cư ký cam kết bảo vệ, không tham gia bẫy bắt, buôn bán, kinh doanh chim hoang dã, chim di cư trên địa bàn. Giao cho ngành công an, quân sự và các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, quản lý, vận chuyển, buôn bán, lưu thông các loại vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các loại bẫy bắt chim nhằm thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn các loài vật hoang dã nói chung và các loài chim hoang dã nói riêng.

Đối với hành vi vi phạm hành chính mà tang vật là độngvật rừng thì xử lý theo qui định tại Nghị định số 07/2022/NĐ-CP, ngày 10/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, ngày 25/4/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

UBND xã Nga Trường giao cho BCĐ ANTT xã, ban công an tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động đánh bắt, nhốt, vận chuyển chim hoang dã trên địa bàn xã, chỉ đạo các lực lượng vận động nhân dân tháo dỡ bẫy lưới, các phương tiện tận diệt chim hoang dã và xử phạt các trường hợp cố tình vi phạm theo quy định.

BCĐ ANTT XÃ NGA TRƯỜNG

Về việc tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn hành vi bẫy, bắt, vận chuyển, buôn bán chim hoang dã

Đăng lúc: 03/10/2023 08:50:05 (GMT+7)

(Bài tuyên truyền của BCĐ ANTT xã Nga Trường)

Kính thưa toàn thể nhân dân trong xã.

Thời gian qua, trên địa bàn xã diễn ra tình trạng một số người dân săn bắt các loại chim hoang dã, coi đây là kế mưu sinh. Họ dùng nhiều hình thức như giăng lưới, đánh bẫy, thuốc dính, dụng cụ phát sóng siêu âm... để bắt các loại chim, bán cho người nuôi chim cảnh và các nhà hàng đặc sản. Từ chim sẻ, chim ri, cò, vạc đến những loại chim quý như chim ngói, sâm cầm, gà đồng… đều bị người dân săn bắt. Tình trạng này xảy ra ở các địa điểm như xóm Tân Tiến cũ, gò khanh, thúc đá, và một vài địa điểm khác.

Các dụng cụ được người dân sử dụng chủ yếu là lồng sập, lưới, bẫy dính, loa phát âm thanh… để thu âm tiếng các loài chim, cò, vạc, cuốc, để dụ chim đến.Nhưng hiện nay phương pháp phổ biến nhất là quây lưới ngoài đồng, dùng loa phát tiếng chim để dụ chúng vào lưới. Đây là phương pháp gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người dân sinh sống gần khu vực đánh bắt chim. Phương pháp này đánh bắt được rất nhiều chim, có khi một mẻ lưới trong đêm bắt được hàng trăm con chim các loại, nên có tính chất tận diệt. Đủ các loại chim từ cò, vạc, diệc, gà nước, sâm cầm…được rao bán công khai trên các trang mạng xã hội, Người bán được tiền, người mua được món khoái khẩu, không ai bận tâm nghĩ về nguy cơ biến mất của các loài chim.

Với quan niệm “chim trời cá biển”, lại nhân lúc nông nhàn, người dân đua nhau đi săn bắt thứ “lộc trời” mỗi năm chỉ có một dịp, kéo dài khoảng vài tháng này. Người dân chỉ nghĩ đơn giản “trời sinh voi, sinh cỏ”, đánh bắt lứa chim này, năm sau lại sinh ra lứa khác. Ai cũng quan tâm đến lợi ích trước mắt, còn chuyện bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái xem ra hãy còn xa vời.

Các loài chim, thú nói chung là những mắt xích quan trọng của thế giới tự nhiên, có mối quan hệ hữu cơ trong sự tồn tại cân bằng của hệ sinh thái. Về mặt xã hội và nhân văn thì việc tận diệt, săn bắt chim hoang dã tràn lan như hiện nay đang làm xói mòn ý thức bảo vệ môi trường, tình yêu thiên nhiên của cộng đồng. Nó cũng trái ngược với truyền thống nhân ái, sống hài hoà với thiên nhiên của người Việt. Với đà săn bắt tận diệt như hiện nay thì nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài chim không còn là chuyện xa vời. Nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá sẽ biến mất vĩnh viễn, nguy cơ mất cân bằng sinh thái sẽ tạo ra những hậu quả khôn lường đối với người dân như nạn sâu bọ, cào cào, châu chấu...

Kính Thưa toàn thể nhân dân

Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và chính sách bảo vệ các loài động vật hoang dã, cũng là bảo vệ đa dạng sinh học của môi trường thiên nhiên. Ngày 29-5-1996, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 359/TTg “Về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã”. Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố phối hợp với các ngành, các cấp chỉ đạo chặt chẽ việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng săn bắt trái phép động vật hoang dã, quý hiếm, các loại chim cảnh bắt từ tự nhiên, đặc biệt là các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng bằng biện pháp xử phạt hành chính và biện pháp xử phạt bổ sung là tịch thu dụng cụ đánh bắt trái phép.

Luật pháp đã quy định rõ nhưng tình hình tận diệt, săn bắt, buôn bán động vật hoang dã vẫn diễn biến phức tạp. Vì vậy, để bảo vệ động vật hoang dã nói chung, các loài chim trời nói riêng, cần có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng, sự chung tay của cộng đồng. Cùng với việc thể chế hóa các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, cần nâng cao ý thức của người dân, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các trường học. Mọi người phải thấy đó là chủ trương đúng đắn để tự giác thực hiện. Chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, kiên quyết không vì bất cứ lý do gì để dung túng cho những hành vi tận diệt các loài động vật có lợi cho môi trường sống của con người.

Để công tác quản lý bảo vệ ĐVHD, chim hoang dã, đồng thời thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã; số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam và tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở gây nuôi, kinh doanh, quảng cáo ĐVHD; tình trạng giăng lưới bẫy bắt chim di cư, chim hoang dã trên địa bàn. UBND huyện có công văn chỉ đạo số 2534/UBND-NN ngày 18/9/2023 V/v tăng cường quản lý, bẫy bắt, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ, quảng cáo trái phép các loài động vật hoang dã, chim hoang dã, chim di cư, yêu cầu các xã trên địa bàn huyện thành lập các tổ công tác liên ngành tuyên truyền vận động nhân dân và kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, nuôi, mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh; nhất là hành vi bẫy bắt, vận chuyển, buôn bán các loại chim bản địa, chim di cư hoang dã. Thu gom dụng cụ, lưới bắt chim, yêu cầu các hộ sống trong và ven vùng chim di cư ký cam kết bảo vệ, không tham gia bẫy bắt, buôn bán, kinh doanh chim hoang dã, chim di cư trên địa bàn. Giao cho ngành công an, quân sự và các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, quản lý, vận chuyển, buôn bán, lưu thông các loại vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các loại bẫy bắt chim nhằm thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn các loài vật hoang dã nói chung và các loài chim hoang dã nói riêng.

Đối với hành vi vi phạm hành chính mà tang vật là độngvật rừng thì xử lý theo qui định tại Nghị định số 07/2022/NĐ-CP, ngày 10/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, ngày 25/4/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

UBND xã Nga Trường giao cho BCĐ ANTT xã, ban công an tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động đánh bắt, nhốt, vận chuyển chim hoang dã trên địa bàn xã, chỉ đạo các lực lượng vận động nhân dân tháo dỡ bẫy lưới, các phương tiện tận diệt chim hoang dã và xử phạt các trường hợp cố tình vi phạm theo quy định.

BCĐ ANTT XÃ NGA TRƯỜNG

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC xã